Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Tân Lạc mở lớp dạy nghề may công nghiệp với 20 học viên tham gia.
(HBĐT) - Đồng chí Dương Thị Hạnh, Phó Giám đốc Trung tâm GDTX và Dạy nghề huyện Tân Lạc cho biết: Thực hiện nhiệm vụ tham mưu, tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) trên địa bàn, những năm qua, Trung tâm xác định đào tạo nghề cho LĐNT là giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từng bước đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhận thức rõ điều đó, Trung tâm đã chú trọng dạy nghề gắn với tổ chức sản xuất, việc làm cho người lao động.
Nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đề ra, Trung tâm tăng cường hoạt động điều tra, khảo sát và dự báo nhu cầu học nghề của người lao động với phương châm trước hết là “dạy cái người ta cần chứ không dạy cái mình có”. Ngoài ra, Trung tâm tìm hiểu nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, công ty, HTX và việc đào tạo nghề phải thu hút được người lao động, sau khi học xong họ có thể sống với nghề đã học. Chính vì vậy, khi xây dựng kế hoạch dạy nghề cho người lao động nông thôn, Trung tâm thường phân thành 3 nhóm nghề. Nhóm 1 là dạy nghề nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất, sản phẩm nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động, phát triển sản xuất hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, lợn nái, gà thả vườn, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây có múi. Đây là nhóm nghề sát thực với người dân nhất, sau khi được học nghề, người dân đã áp dụng kiến thức KH -KT kết hợp với kinh nghiệm sẵn có. Trong mấy năm lại đây đã xuất hiện nhiều trang trại chăn nuôi được xây dựng tới hàng trăm con lợn, hàng nghìn con gà...
Nhóm 2 là dạy nghề phụ cho lao động nông thôn để tạo việc làm trong những lúc nông nhàn như: làm chổi chít, trồng nấm, dệt thổ cẩm. Tiêu biểu có HTX Vọng Ngàn với nghề dệt thổ cẩm, HTX TTCN cho người khuyết tật với nghề làm chổi chít...
Nhóm 3 là đào tạo nghề để chuyển đổi lao động nông thôn sang phục vụ ngành công nghiệp như các nghề: may, hàn, điện, sửa chữa xe máy, sửa chữa máy nông nghiệp. Với nhóm nghề này, để đạt được hiệu quả sau khi đào tạo có việc làm, Trung tâm đào tạo theo địa chỉ, đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Đảm bảo sau khi học nghề, người lao động có đủ trình độ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Trong đó, Trung tâm đã đào tạo lớp điện công nghiệp cho 30 học viên theo đơn đặt hàng của Công ty Cồn và tinh bột Phú Mỹ; 21 học viên lớp may cho Công ty may GGS... Thực hiện kế hoạch năm 2015, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã mở được 5/5 lớp dạy nghề với 122 học viên tham gia. Trong đó có 1 lớp nghề sửa chữa máy nông nghiệp tại xã Ngọc Mỹ, 1 lớp tin học văn phòng, 1 lớp may công nghiệp tại Trung tâm và 2 lớp trồng cây có múi tại xã Tuân Lộ và Tử Nê.
Theo đồng chí Dương Thị Hạnh, có thể khẳng định với những giải pháp đồng bộ, các hoạt động của Trung tâm đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nông thôn. Người nông dân đã quan tâm nhiều hơn đến học nghề để tạo việc làm. Hầu hết người lao động sau khi học nghề đã có việc làm mới, một bộ phận sau khi học nghề đã thành lập doanh nghiệp, tổ hợp tác giải quyết việc làm cho bản thân và nhiều lao động khác. Số hộ thoát nghèo, số người có thu nhập khá tăng cao. Bước đầu đã chuyển dịch được cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của người lao động trong điều kiện nền kinh tế thị trường ở khu vực nông thôn hiện nay. Qua đó đào tạo nghề đã phát huy được thế mạnh ở địa phương, đóng góp không nhỏ vào mục tiêu phát triển KT -XH của huyện.
Hương Lan
(HBĐT) - Là trung tâm của các xã vùng cao, Mường Chiềng được huyện Đà Bắc chọn làm điểm xây dựng NTM. Theo kế hoạch, xã sẽ chạm đích NTM vào năm 2015. Mặc dù nỗ lực cao nhưng đến thời điểm hiện nay có thể khẳng định, mục tiêu đó chưa thể thành hiện thực.
(HBĐT) - Đợt mưa lũ từ ngày 16 – 18/9/2015 trên địa bàn tỉnh đã ảnh hưởng, gây ra nhiều thiệt hại đối với sản xuất và đời sống, 3 người thiệt mạng do nước lũ cuốn trôi.
(HBĐT) - Ngày 24/9, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội nghị tập huấn triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Tham gia tập huấn có khoảng 150 đại biểu đến từ các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể, phòng TN&MT các huyện, thành phố và các đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
(HBĐT) - Xã Phúc Tiến là địa bàn còn gặp nhiều khó khăn của huyện Kỳ Sơn. Thực hiện chương trình xây dựng NTM, xã có xuất phát điểm thấp với hàng loạt thách thức cần vượt qua: KT-XH chậm phát triển, cơ sở hạ tầng không đồng bộ, thu nhập bình quân đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, dân sinh thiếu thốn, quỹ đất xây dựng các kết cấu hạ tầng rất khó khăn… Đối mặt với thực tế này, xã Phúc Tiến đã cố gắng huy động các nguồn lực để lần lượt hiện thực hóa các tiêu chí trong xây dựng NTM.
(HBĐT) - Ngày 23/9, tại xã Lạc Thịnh (huyện Yên Thuỷ), đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban đại diện hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh đã có buổi làm việc và kiểm tra chất lượng thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn huyện. Cùng dự có lãnh đạo NHCSXH tỉnh, lãnh đạo huyện Yên Thuỷ, xã Lạc Thịnh.
(HBĐT - Theo phòng NN&PTNT Lạc Thủy, trên toàn địa bàn hiện có 125 hộ được cấp phép gây nuôi động vật hoang dã thông thường, số lượng nuôi ước tính có trên 500 con nhím, 2.600 con lợn rừng, trên 1.000 con rắn các loại, 80 con dúi, 47 con hươu sao, 52 con cầy vòi mốc, cầy đốm...