(HBĐT) - 9 tháng qua, TP Hoà Bình đã đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề, mở lớp dạy nghề ngắn hạn theo Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và dạy nghề thường xuyên.

 

Theo đó, thành phố đã giải quyết việc làm cho 1.956 lao động, đạt 78,24% so với kế hoạch năm. Tổ chức sàn giao dịch việc làm với sự tham gia của 17 doanh nghiệp, có 456 lao động được tư vấn tại sàn,  72 lao động được tuyển tại sàn giao dịch.

 

Bên cạnh đó, thành phố đã tổ chức hội thảo tư vấn giới thiệu việc làm tại 15 phường, xã với trên 1.700 người tham dự; tổ chức và phối hợp tổ chức 6 lớp dạy nghề ngắn hạn về sản xuất TTCN và dịch vụ ở các xã, phường cho 177 người lao động theo Đề án 1956.

 

                                                                                      

                                                                                  P.V

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xã Nam Thượng (Kim Bôi) thu hoạch diện tích lúa trà sớm.

Từ ngày 1/11/2015, thời gian đăng ký DN và thời gian cấp GCN đăng ký hộ KD giảm từ 5 ngày xuống 3 ngày làm việc

(HBĐT) - Ngày 14/9/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý Nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.

Chia sẻ kết quả mô hình đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất gắn với xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Ngày 30/9, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Hội Nông dân huyện Tân Lạc tổ chức Hội thảo chia sẻ kết quả đồng thuận trong quản lý và sử dụng đất gắn với xây dựng NTM.

Hội viên người cao tuổi tiêu biểu trong phát triển kinh tế

(HBĐT) - Ông Quách Văn Xưởng, chi hội trưởng NCT xóm Khánh, xã Yên Thượng (Cao Phong) được nhiều người biết đến không chỉ vì ông là một tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế mà còn bởi là một trong những hội viên luôn nhiệt tình với công tác hội, hết lòng giúp đỡ những hội viên khác.

Xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn): Nhọc nhằn xây dựng NTM

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện khoảng 15 km, Ngọc Lâu là một trong những xã vùng cao khó khăn bậc nhất của huyện Lạc Sơn. Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM, đến nay, KT-XH của xã đã có những chuyển biến nhất định. Thế nhưng, để cán đích NTM, con đường phía trước mà Ngọc Lâu phải trải qua còn nhiều khó khăn, thử thách.

Xóa đói giảm nghèo ở huyện vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Vùng cao Đà Bắc có diện tích tự nhiên rộng nhất tỉnh và cũng là huyện khó khăn nhất tỉnh. Đà Bắc thuộc diện huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg của Chính phủ. Địa hình chia cắt, độ dốc lớn, huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có tới 14 xã thuộc khu vực III, 5 xã khu vực II. Huyện có 15 xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà.

Nam Thượng đồng lòng xây dựng NTM

(HBĐT) - Nam Thượng được chọn làm xã điểm xây dựng NTM của huyện Kim Bôi. Xác định đây là cơ hội để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. BCĐ xây dựng NTM xã đã lên kế hoạch bước đầu tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nhằm tăng thu nhập cho người dân. Trước khi bắt tay vào xây dựng NTM, đời sống của người dân còn nhiều khó khăn, mức độ đầu tư của Nhà nước còn hạn chế, hầu hết các tiêu chí về hạ tầng đều chưa đạt tiêu chí NTM. Năm 2011 thu nhập bình quân đầu người mới đạt 9,6 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo trên 29%. Đến nay thu nhập tăng lên trên 18 triệu đồng, tỉ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,1%, bình quân giảm 8,9%/năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục