Người dân xã Mường Chiềng phát triển chăn nuôi lợn bản địa cho thu nhập khá.

Người dân xã Mường Chiềng phát triển chăn nuôi lợn bản địa cho thu nhập khá.

(HBĐT) - Vùng cao Đà Bắc có diện tích tự nhiên rộng nhất tỉnh và cũng là huyện khó khăn nhất tỉnh. Đà Bắc thuộc diện huyện nghèo theo Quyết định 293/QĐ-TTg của Chính phủ. Địa hình chia cắt, độ dốc lớn, huyện có 19 xã và 1 thị trấn, trong đó có tới 14 xã thuộc khu vực III, 5 xã khu vực II. Huyện có 15 xã vùng chuyển dân lòng hồ sông Đà.

 

Phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi đối với Đà Bắc khó khăn hơn nhiều địa phương khác trong tỉnh. Diện tích rộng nhưng lại thiếu đất sản xuất. Nhiều rừng núi nhưng kinh tế rừng khó phát triển. Kết cấu hạ tầng yếu và thiếu thốn. Mức đầu tư sản xuất lớn nhưng giao thông cách trở, giá nông sản những cây trồng chủ lực như ngô, sắn, gừng, luồng giá thấp hơn nhiều khu vực khác. Tỷ lệ đói nghèo của Đà Bắc luôn ở mức cao nhất tỉnh.

 

Xoá đói giảm nghèo, cải thiện mức sống người dân là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của cấp ủy, chính quyền các cấp huyện Đà Bắc được thực hiện bền bỉ trong nhiều năm qua. Đà Bắc đã tranh thủ sự giúp đỡ của T.Ư, tỉnh nhất là các chương trình, dự án như ổn định dân cư, phát triển KT-XH vùng chuyển dân lòng hồ qua các giai đoạn, dự án giảm nghèo, chương trình 135, dự án đa mục tiêu Đà Bắc; các dự án hỗ trợ và phát triển sản xuất. Theo đó, kết cấu hạ tầng của huyện đã có bước phát triển đáng kể. Đường giao thông có thể đi đến tất cả các xã, mở ra cơ hội giao lưu hàng hóa, cải thiện dân sinh. Hệ thống trường, lớp học từng bước được cứng hóa đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập. Hệ thống trạm y tế đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. 20/20 xã, thị trấn có điện lưới đến trung tâm. Các chính sách xóa đói giảm nghèo được triển khai đồng bộ và thu những kết khả qua tại nhiều địa phương. Hiền Lương là vùng chuyển dân lòng hồ với gần 500 hộ dân. Người dân vén nhà theo con nước, cuộc sống thiếu thốn đủ bề, tranh thủ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án, xã đã phát huy nội lực, bước đầu khai thác tốt tiềm năng đất đai lao động, lợi thế vùng hồ, từng bước ổn định và nâng cao mức sống người dân. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Hiều Lương Xa Văn Chính cho biết: Người dân được vay vốn, hỗ trợ KHKT phát triển sản xuất, năng suất lúa ngô được nâng lên đáng kể, chăn nuôi gia súc, gia cầm phát triển khá tốt. Đặc biệt  xã đã bước đầu khai thác tiềm năng mặt hồ phát triển ngành nghề nuôi cá lồng, mở mang ngành nghề tăm tre, chổi chít giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Hạ tầng giao thông, trạm xá, nhà văn hóa cũng được đầu tư đáp ứng tốt hơn nhu cầu của cán bộ và nhân dân. Các chính sách xã hội được thực hiện công khai dân chủ và phát huy hiệu quả, người nghèo được tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ công cộng. Với sự hỗ trợ, đầu tư của Nhà nước cùng với sự nỗ lực của người dân nơi đây, năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 26,6%, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 14,5 triệu đồng.

 

Không chỉ ở Hiền Lương, tại nhiều xã của huyện Đà Bắc đã có bước tiến đáng kể về sản xuất và cải thiện cuộc sống người dân. Các xã Tu Lý, Hào Lý khai thác tiềm năng phát triển cây mía tím, rau đậu các loại kết hợp với chăn nuôi; các Cao Sơn phát triển cây ngô hàng hóa, kết hợp với trồng rừng; các xã vùng hồ tận dụng tiềm năng mặt nước hồ thủy điện phát triển ngành nghề nuôi, đánh bắt thủy sản. Xã Mường Chiềng trồng gừng, phát triển chăn nuôi lợn bản địa đem lại hiệu quả khá... Việc tổ chức thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo ở Đà Bắc như: vay vốn giải quyết việc làm, chính sách hỗ trợ nhà ở, chính sách cấp BHYT, bảo trợ xã hội… cũng được triển khai dân chủ, công khai đúng đối tượng và đã phát huy hiệu thiết thiết thực. Theo đó đã góp phần quan trọng giảm tỷ lệ hộ nghèo trung bình 5%/năm. Nếu như năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện là 54%, ước tính năm 2015 giảm xuống còn 29%, đến nay thu nhập bình quân đạt  19 triệu đồng/người.

 

 

 

 

                       Hương Lan

 

 

 

 

Các tin khác

Xã Nam Thượng đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện công trình nhà văn hoá trung tâm xã.
Không có hình ảnh
Giai đoạn 2011 – 2015, toàn tỉnh có tổng số 321 HTX, tạo việc làm cho khoảng 25.680 xã viên với mức thu nhập bình quân từ 2 – 2,5 triệu đồng/người/tháng
Trong những năm qua, thành phố Hòa Bình làm tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, giảm đáng kể thời gian, thủ tục trong lĩnh vực đất đai

Lương Sơn - hỗ trợ tốt nhất cho các dự án tiếp cận đất

(HBĐT) - Lương Sơn là địa phương có nhiều lợi thế phát triển khi tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội - vùng trọng điểm về đầu tư, có các tuyến giao thông quan trọng như QL 6, đường Hồ Chí Minh chạy qua, vùng đất có nhiều tài nguyên khoáng sản, điều kiện tự nhiên là những cơ hội để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ.

Kỳ Sơn - nỗ lực giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm

(HBĐT) - Kỳ Sơn được quy hoạch nằm trong vùng động lực phát triển kinh tế của tỉnh với nhiều công trình, dự án trọng điểm đang được triển khai thực hiện. Các sở, ngành chức năng và huyện Kỳ Sơn đang dồn lực tập trung tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình, hỗ trợ thi công đặt mục tiêu sớm đưa dự án vào khai thác.

Bồi thường, giải phóng mặt bằng và hỗ trợ tái định cư, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH địa phương

(HBĐT) - Sở TN&MT với vai trò là cơ quan Thường trực của BCĐ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BTGPMB) của tỉnh đã xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, tham mưu triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Trực tiếp nghiên cứu, tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách về bồi thường, hỗ trợ GPMB; kịp thời kiểm tra, nắm bắt khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện BTGPMB của các dự án trên địa bàn toàn tỉnh, tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết kịp thời những vướng mắc theo đúng quy định của pháp luật.

Đấu giá quyền sử dụng đất góp phần tăng thu ngân sách địa phương

(HBĐT) - Cùng với sự phát triển KT-XH của đất nước đòi hỏi phải có nguồn lực để đầu tư phát triển. Vì vậy, việc phát huy tiềm năng, nguồn lực tài chính từ đất đai, tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển KT-XH của địa phương đang là yêu cầu cấp thiết.

Thúc đẩy liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp giữa Hoà Bình – thành phố Hà Nội

(HBĐT) - Trong 2 ngày (29 – 30/9), 2 đơn vị Sở NN & PTNT thành phố Hà Nội và Hoà Bình đã tổ chức chương trình làm việc xúc tiến thương mại và liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

Phòng Quản lý đất đai quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

(HBĐT) - Năm 2003, Phòng Quản lý đất đai (Sở TN &MT) được thành lập trên cơ sở sáp nhập phòng Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất và phòng Đăng ký thống kê. Nhiệm vụ của phòng tham mưu cho Giám đốc Sở thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai trên mọi lĩnh vực theo quy định của Luật Đất đai. Quá trình thực hiện, tập thể cán bộ Phòng đã nỗ lực học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục