Ngày 6-10, Bộ Công thương đã chính thức công bố nội dung Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được 12 nước thành viên đi đến thống nhất ngày hôm qua, sau khi kết thúc đàm phán gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam.
Như vậy, sau một thời gian đàm phán khẩn trương và kéo dài năm ngày (dự kiến ban đầu chỉ là ba ngày), các Bộ trưởng đã đạt được đồng thuận về tất cả các vấn đề còn tồn tại, trong đó có những vấn đề quan trọng như mở cửa thị trường, sở hữu trí tuệ, các quy định về lao động, doanh nghiệp nhà nước… chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định TPP sau hơn năm năm đàm phán.
Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng dẫn đầu đã thể hiện sự chủ động, tích cực phối hợp với các nước khác để kết thúc toàn diện các lĩnh vực đàm phán song phương và đa phương, phù hợp với mục tiêu và phương án đặt ra.
Hiệp định TPP được coi là hình mẫu cho hợp tác kinh tế khu vực trong những năm đầu của thế kỷ 21. Hiệp định bao gồm 30 Chương, đề cập không chỉ các lĩnh vực truyền thống như hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mà còn cả các vấn đề mới như thương mại điện tử, tạo thuận lợi cho dây chuyền cung ứng, doanh nghiệp nhà nước...
Riêng về mở cửa thị trường, các nước tham gia Hiệp định đồng ý xóa bỏ cho nhau gần như toàn bộ thuế nhập khẩu theo lộ trình; xóa bỏ thuế xuất khẩu hoặc chỉ duy trì ở mức hạn chế, không mở rộng thêm thuế xuất khẩu trong tương lai; tự do hóa dịch vụ và đầu tư trên cơ sở tuân thủ pháp luật của nước sở tại, bảo đảm sự quản lý của Nhà nước; mở cửa đấu thầu mua sắm của các cơ quan trực thuộc Chính phủ; từ đó tạo ra cơ hội kinh doanh mới cho doanh nghiệp và lợi ích mới cho người tiêu dùng của các nước thành viên.
Có năm đặc điểm chính làm TPP trở thành một hiệp định mang tính bước ngoặc của Thế kỷ 21, tạo ra một tiêu chuẩn mới cho thương mại toàn cầu trong khi vẫn đề cập tới các vấn đề mang tính thế hệ mới. Các đặc điểm bao gồm:
Theo Báo ND
(HBĐT) - 9 tháng qua, TP Hoà Bình đã đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm và xuất khẩu lao động, tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề, mở lớp dạy nghề ngắn hạn theo Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và dạy nghề thường xuyên.
(HBĐT) - 9 tháng năm nay, huyện Lương Sơn đã tập trung triển khai công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư của 26 dự án, trong đó có 22 dự án giải phóng mặt bằng, 4 dự án thoả thuận. Đã thanh toán cho 188 hộ gia đình, cá nhân và 3 tổ chức với tổng số tiền 28,5 tỉ đồng, bàn giao 27,73 ha đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án.
(HBĐT) - 9 tháng qua, cấp uỷ, chính quyền TP Hoà Bình đã tập trung chỉ đạo thu ngân sách đúng, đủ, chống thất thu; đẩy mạnh thu từ việc giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thu phí, lệ phí...
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh có bước phát triển khá. Công tác quảng bá du lịch được tăng cường, việc kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch luôn được quan tâm.
(HBĐT) - Toàn tỉnh đã bắt đầu thu hoạch diện tích lúa vụ mùa. Tính đến ngày 5/10, bà con nông dân thuộc 8/11 huyện, thành phố đã thu hoạch với ước 5.000 ha.
(HBĐT) - Ngày 14/9/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp thay thế Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 về đăng ký doanh nghiệp và Nghị định số 05/2013/NĐ-CP ngày 09/01/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Nghị định số 43/2010/NĐ-CP. Nghị định này quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý Nhà nước về đăng ký doanh nghiệp.