Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình bà  Nguyễn Thị Liền, thôn Đông Bắc, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn)  đã thoát nghèo ổn định cuộc sống.

Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình bà Nguyễn Thị Liền, thôn Đông Bắc, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đã thoát nghèo ổn định cuộc sống.

(HBĐT) - Những năm qua, NHCSXH huyện Kỳ Sơn đã trở thành người bạn thân thiết, là chỗ dựa tin cậy của người nghèo và các đối tượng chính sách khác trong huyện. Đối với nhiều người dân xã Dân Hạ, những đồng vốn ưu đãi của Chính phủ đã trở thành cứu cánh giúp họ trong những lúc khó khăn, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống gia đình.

 

Đến thôn Đồng Bến, ít ai không biết hoàn cảnh của bà Nguyễn Thị Liền. Chồng mất từ khi con còn nhỏ, một mình bà tần tảo nuôi 2 con khôn lớn. Cuộc sống chỉ biết dựa vào 3.000 m2 ruộng nên khó khăn  chồng chất theo từng bậc học của các con. Năm 2010, gia đình bà Liền được vay 15 triệu đồng từ chương trình hộ nghèo đầu tư mua trâu. Nhờ chăm chỉ làm ăn, mỗi năm thu được 3 tấn thóc, cơ bản đủ ăn. Năm 2013, gia đình bà đã trả hết nợ và được bình xét thoát nghèo. Để thoát nghèo bền vững, gia đình bà vay 30 triệu đồng chương trình SX-KD đầu tư trồng rừng và chăn nuôi. Trước đó có vay 24 triệu đồng chương trình HS-SV cho con đi học cao đẳng, đến nay đã trả hết. Ngoài ra, gia đình còn vay thêm 4 triệu đồng từ chương trình NS&VSMT để xây dựng bể nước và nhà tiêu hợp vệ sinh.  

Bà Nguyễn Thị Quyền, tổ trưởng Tổ TK&VV thôn Đồng Bến cho biết: Tổ có 60 thành viên thực hiện 7 chương trình tín dụng chính sách gồm hộ nghèo, cận nghèo, thoát nghèo, nhà ở, SX-KD, HS-SV, NS&VSMT với dư nợ trên 1,6 tỉ đồng. Gia đình bà Liền được đánh giá là hộ sử dụng vốn ưu đãi đúng mục đích và có hiệu quả. Hiện, gia đình bà Liền còn dư nợ 34 triệu đồng.  

Bà Nguyễn Thị Huyền, cán bộ chuyên trách xóa đói - giảm nghèo xã Dân Hạ cho biết: Nhờ chính sách của Đảng và Nhà nước, người nghèo và hộ chính sách được tiếp cận với nguồn vốn ưu đãi, có điều kiện phát triển kinh tế gia đình nhưng do trình độ dân trí ở khu vực nông thôn còn hạn chế nên không phải hộ nghèo nào được vay vốn cũng biết cách sử dụng vốn vay có hiệu quả. Do vậy, các ban, ngành, đoàn thể của xã đã phối hợp với các ngành chức năng như Trạm Khuyến nông, BVTV, thú y tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao KH-KT về trồng trọt, chăn nuôi... và định hướng cho hội viên lựa chọn những mô hình phù hợp. Nhờ đó, người nông dân đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay, nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Qua rà soát, xã còn 164 hộ nghèo và cận nghèo, thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm. Hiện, xã có  23 tổ TK&VV với 919 hộ còn dư nợ, số vốn trên 25 tỉ đồng thực hiện 10 chương trình tín dụng, trong đó, dư nợ chương trình SX-KD cao nhất gần 11 tỉ đồng. Nhìn chung, các hộ vay vốn đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, trả gốc, lãi đúng hạn. Ngoài ra, xã đã thực hiện huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua tổ được gần 3 tỉ đồng.  

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Giám đốc NHCSXH huyện Kỳ Sơn cho biết: Trong quá trình hoạt động, để nguồn vốn quay vòng và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác có cơ hội tiếp cận và tiếp cận nhiều hơn vốn ưu đãi của Nhà nước, NHCSXH đã đẩy mạnh tuyên truyền, giúp người dân hiểu hơn mục đích, ý nghĩa hoạt động của đơn vị, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn vốn vay, chủ động thông báo nợ đến hạn, tích cực đôn đốc, xử lý những trường hợp nợ quá hạn. Song song với tăng trưởng dư nợ, NHCSXH huyện luôn chú trọng nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tích cực đôn đốc thu hồi nợ quá hạn, do đó nợ quá hạn toàn xã Dân Hạ chỉ có gần 41 triệu đồng, chiếm 0,16% tổng dư nợ.

 

 

                                                                                     Hải Linh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn Trường Phong, Trưởng BQL Dự án, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh, phát biểu chủ trì hội nghị.
Huyện Mai Châu được quy hoạch là một trong những vùng du lịch trọng điểm của tỉnh. Ảnh: Khách du lịch thăm quan, mua sắm trang phục thổ cẩm tại bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu).  Ảnh: PV.

Trung Hòa- Nan giải bài toán xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - “Trung Hòa - Tân Lạc là một xã vùng 135 vùng đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện khoảng 15 km. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 3.197 ha, nhưng chủ yếu là đồi núi, thiếu đất bưa bãi để sản xuất, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nguồn sống của người dân là sản xuất nông nghiệp. Đây là khó khăn lớn đặt ra công tác xây dựng nông thôn mới của xã Trung Hòa. Cái mà Trung Hòa đang có là sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân vượt khó, tích cực hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới” - đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa tâm sự.

Xã Ngọc Lương (Yên Thủy): Hiệu quả từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ nông dân

(HBĐT) - Trước đây, ở xã Ngọc Lương (Yên Thủy), cây bưởi Diễn đã được một số hộ trồng ở quy mô nhỏ. Với thổ nhưỡng phù hợp, cây trồng này phát triển tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. Thấy được hiệu quả từ trồng bưởi Diễn, nhiều hộ muốn chuyển đổi từ trồng lúa, sắn sang trồng bưởi nhưng lại gặp khó khăn về vốn. Tháng 10/2014, Ngọc Lương là 1 trong 4 xã của huyện Yên Thủy được giải ngân từ Quỹ hộ nông dân (Quỹ HTND). Cơn “khát” vốn nhờ đó phần nào được giải tỏa.

Thu ngân sách nhà nước 9 tháng ước đạt 1.785 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Cục Thuế, trong 9 tháng đầu năm nay, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.785 tỷ đồng, bằng 93% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 79% so với Nghị quyết HĐND tỉnh.

Năng suất lúa vụ mùa ước đạt 48,68 tạ/ha

(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy khoảng 22.878 ha lúa, đạt 96,7% so với kế hoạch, bằng 94,4% so với vụ mùa năm 2014. Do liên tiếp chịu ảnh hưởng bất lợi từ diễn biến thời tiết cực đoan, vụ mùa năm nay có tiến độ gieo cấy chậm và kéo dài nhất trong nhiều năm trở lại đây, cơ cấu các trà lúa cũng có sự biến động lớn.

Nhịp cầu dẫn vốn chính sách

(HBĐT) - Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các chương trình tín dụng NHCSXH. Có thể nói họ là cánh tay nối dài của ngân hàng, là nhịp cầu dẫn vốn giúp đồng vốn ưu đãi của Nhà nước đến đúng đối tượng và phát huy được hiệu quả ở các địa phương. Một vai trò quan trọng hơn đây là sợi dây gắn kết các hội viên, nâng cao tính kỉ luật, trách nhiệm và góp phần xây dựng tình đoàn kết thôn, bản.

Mô hình nuôi bò sinh sản ở xã Liên Hòa

(HBĐT) - Liên Hòa là xã khó khăn của huyện Lạc Thủy, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện, nhiều hộ trong xã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tận dụng lợi thế có nhiều đồi, núi, đồng cỏ, nhiều hộ chọn mô hình nuôi trâu, bò sinh sản và nuôi hướng thịt, nhờ đó đã thay đổi cuộc sống, thoát nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục