Hội Nông dân huyện Lạc Thủy tìm hiểu mô hình chăn nuôi bò sinh sản của gia đình chị  Bùi Thị Nương ở xóm Vỏ, xã Liên Hòa.

Hội Nông dân huyện Lạc Thủy tìm hiểu mô hình chăn nuôi bò sinh sản của gia đình chị Bùi Thị Nương ở xóm Vỏ, xã Liên Hòa.

(HBĐT) - Liên Hòa là xã khó khăn của huyện Lạc Thủy, người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện, nhiều hộ trong xã chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Tận dụng lợi thế có nhiều đồi, núi, đồng cỏ, nhiều hộ chọn mô hình nuôi trâu, bò sinh sản và nuôi hướng thịt, nhờ đó đã thay đổi cuộc sống, thoát nghèo.

 

Tháng 3/2015, từ nguồn quỹ T.Ư Hội Nông dân, 10 hội viên trong xã được vay vốn với tổng số tiền 500 triệu đồng (mỗi hộ vay 50 triệu đồng), thời gian cho vay 3 năm với lãi suất 0,7%/tháng. Với số tiền được vay, mỗi hộ dân có điều kiện mua từ 2-3 con bò cái hay bê. Sau 10 tháng nuôi, bò đẻ được 3 con bê, số tiền bán được từ 30-50 triệu đồng, người nuôi có khả năng trả vốn nhanh và tiếp tục nuôi bò lấy lãi. Theo tính toán của bà con nông dân, nuôi trâu, bò phù hợp hơn nhiều so với vật nuôi khác. Tuy vốn ban đầu bỏ ra lớn nhưng chi phí thường xuyên nuôi trâu, bò không nhiều. Bà con có lợi thế được hỗ trợ vốn, thời gian trả nợ kéo dài 3 năm. Thấy được hiệu quả thiết thực đó, nhiều người dân xã Liên Hòa đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư chăn nuôi bò sinh sản.  

Chị Bùi Thị Nương, xóm Vỏ, xã Liên Hòa, một trong số những hộ ở xã được hỗ trợ vay vốn nuôi bò phấn khởi cho biết: Gia đình tôi  được vay 50 triệu đồng, tôi mua 3 con bò cái, có con đang chửa. Chỉ sau 5 tháng, đàn bò đã đẻ 2 con bê. Như vậy cũng đã lãi chừng 30 triệu đồng. Cũng nhờ nguồn vốn này, nhiều hộ gia đình trong xã như tôi được hỗ trợ vay vốn nuôi trâu, bò ổn định cuộc sống.  

Trao đổi với chúng tôi về mô hình nuôi bò sinh sản tại xã Liên Hòa, đồng chí Bùi Văn Trường, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Lạc Thủy cho biết: Thông qua mô hình nuôi bò sinh sản, lãnh đạo huyện mong người dân có điều kiện để phát triển kinh tế, đặc biệt là những hộ nghèo có động lực vươn lên thoát nghèo, làm giàu.

 

                                                                   Nguyễn Tuyết (CTV)

 

 

 

 

Các tin khác


Quản lý, nâng cao chất lượng nông, lâm, thủy sản

Những năm gần đây, hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tăng cường năng lực công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm (ATTP) nông, lâm, thủy sản. Từ đó góp phần nâng cao giá trị và khả năng cạnh tranh sản phẩm nông, lâm, thủy sản của tỉnh tại thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu, nhất là bảo vệ sức khỏe và quyền lợi của người tiêu dùng.

Giá vàng sáng 29/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 29/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 83 - 85,22 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục