(HBĐT) - Vừa qua, Tổng cục Thuế đã ban hành công văn số 3678/TCT-KK ngày 10/9/2015 về việc giới thiệu nội dung mới của Thông tư số 110/2015/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế. Theo đó, các nội dung mới người nộp thuế cần quan tâm như sau:
1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh:
- Các thủ tục hành chính: đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế và tiếp nhận các hồ sơ, văn bản khác của người nộp thuế gửi đến cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.
- Các dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế bằng phương thức điện tử bao gồm: tra cứu thông tin của người nộp thuế, gửi các thông báo của cơ quan thuế đối với người nộp thuế.
- Thay thế quy định về cấp giấy công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ T-Van bằng các tiêu chí lựa chọn, thủ tục, trình tự ký thỏa thuận với tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
2. Bổ sung các nguyên tắc giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế:
- Người nộp thuế đã thực hiện khai thuế điện tử thì phải thực hiện các giao dịch khác với cơ quan thuế được quy định trong phạm vi điều chỉnh trên bằng phương thức điện tử.
- Trường hợp đã hoàn thành việc thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế thì không phải thực hiện các phương thức giao dịch khác.
- Mọi thông báo của cơ quan thuế được gửi đến địa chỉ thư điện tử hoặc số điện thoại của người nộp thuế đã đăng ký với cơ quan thuế. Các thông báo này có thể được tra cứu qua tài khoản giao dịch thuế điện tử hoặc mã giao dịch điện tử do Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế cấp cho người nộp thuế.
3. Bổ sung quy định về chứng từ điện tử:
- Mở rộng các loại hồ sơ, chứng từ, tài liệu được coi là chứng từ điện tử, bao gồm: Hồ sơ thuế điện tử, chứng từ nộp thuế điện tử, các văn bản, thông báo khác của cơ quan thuế, người nộp thuế dưới dạng điện tử
- Trường hợp các cơ quan, tổ chức đã kết nối thông tin với cơ quan thuế thì phải sử dụng chứng từ điện tử trong quá trình thực hiện giao dịch với cơ quan thuế; sử dụng chứng từ điện tử do cơ quan thuế cung cấp để giải quyết các thủ tục hành chính cho người nộp thuế, không được yêu cầu người nộp thuế nộp chứng từ giấy.
4. Về điều kiện giao dịch điện tử:
- Bổ sung các trường hợp NNT thực hiện GDĐT trong lĩnh vực thuế không bắt buộc phải có chứng thư số bao gồm: cá nhân được sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử trong trường hợp chưa được cấp chứng thư số; NNT thực hiện đăng ký thuế và cấp mã số thuế; NNT khi thực hiện thủ tục nộp thuế điện tử bằng giao dịch với ngân hàng thông qua các hình thức thanh toán điện tử (Internet, Mobile, ATM, POS và các hình thức thanh toán điện tử khác) mà ngân hàng có quy định khác.
- Bổ sung thêm quy định về số lượng chữ ký số, tài khoản ngân hàng, số điện thoại và địa chỉ thư điện tử của NNT đăng ký thực hiện GDĐT.
5. Về chứng từ điện tử:
- Chứng từ điện tử gồm: hồ sơ thuế điện tử; chứng từ nộp thuế điện tử; các văn bản, thông báo khác của cơ quan thuế, người nộp thuế dưới dạng điện tử.
- Chứng từ điện tử phải được ký điện tử và có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy.
6. Bổ sung quyền của người nộp thuế: được tra cứu để xem, in toàn bộ chứng từ điện tử người nộp thuế đã gửi đến cơ quan thuế; được sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử do cơ quan thuế cấp để thực hiện các thủ tục hành chính thuế bằng phương thức điện tử, trừ trường hợp nộp thuế qua các hình thức nộp thuế điện tử khác của ngân hàng.
7. Sửa đổi quy định về thủ tục đăng ký giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức GDĐT: NNT chỉ cần đăng ký 1 lần với 1 tờ khai để đăng ký các GDĐT về đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế
8. Quy định về giao dịch điện tử trong đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, nộp thuế: Thông tư số 180/2010/TT-BTC và Thông tư số 35/2013/TT-BTC chỉ quy định mang tính nguyên tắc về việc thực hiện giao dịch điện tử trong đăng ký thuế, khai thuế, hoàn thuế, nộp thuế. Thông tư 110/2015/TT-BTC đã quy định cụ thể điều kiện, các thức, các bước giao dịch khi đăng kí thuế, cấp mã số thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, các thủ tục đăng ký thuế khác cũng như việc thay đổi phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế, lập, gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế./.
Văn Hồng Quý (Cục thuế tỉnh)
(HBĐT) - Xác định du lịch là ngành kinh tế quan trọng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo nhiều việc làm, xóa đói - giảm nghèo, tăng nguồn thu ngân sách, phát huy các giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường... do đó, hoạt động du lịch của tỉnh được tăng cường đầu tư, công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được chú trọng.
(HBĐT) - “Trung Hòa - Tân Lạc là một xã vùng 135 vùng đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện khoảng 15 km. Xã có tổng diện tích tự nhiên trên 3.197 ha, nhưng chủ yếu là đồi núi, thiếu đất bưa bãi để sản xuất, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nguồn sống của người dân là sản xuất nông nghiệp. Đây là khó khăn lớn đặt ra công tác xây dựng nông thôn mới của xã Trung Hòa. Cái mà Trung Hòa đang có là sự đồng thuận của cán bộ và nhân dân vượt khó, tích cực hưởng ứng chương trình xây dựng nông thôn mới” - đồng chí Bùi Văn Mùi, Chủ tịch UBND xã Trung Hòa tâm sự.
(HBĐT) - Trước đây, ở xã Ngọc Lương (Yên Thủy), cây bưởi Diễn đã được một số hộ trồng ở quy mô nhỏ. Với thổ nhưỡng phù hợp, cây trồng này phát triển tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. Thấy được hiệu quả từ trồng bưởi Diễn, nhiều hộ muốn chuyển đổi từ trồng lúa, sắn sang trồng bưởi nhưng lại gặp khó khăn về vốn. Tháng 10/2014, Ngọc Lương là 1 trong 4 xã của huyện Yên Thủy được giải ngân từ Quỹ hộ nông dân (Quỹ HTND). Cơn “khát” vốn nhờ đó phần nào được giải tỏa.
(HBĐT) - Theo Cục Thuế, trong 9 tháng đầu năm nay, tổng thu NSNN trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.785 tỷ đồng, bằng 93% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao và bằng 79% so với Nghị quyết HĐND tỉnh.
(HBĐT) - Vụ mùa năm nay, toàn tỉnh gieo cấy khoảng 22.878 ha lúa, đạt 96,7% so với kế hoạch, bằng 94,4% so với vụ mùa năm 2014. Do liên tiếp chịu ảnh hưởng bất lợi từ diễn biến thời tiết cực đoan, vụ mùa năm nay có tiến độ gieo cấy chậm và kéo dài nhất trong nhiều năm trở lại đây, cơ cấu các trà lúa cũng có sự biến động lớn.
(HBĐT) - Những năm qua, các tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) ở cơ sở có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các chương trình tín dụng NHCSXH. Có thể nói họ là cánh tay nối dài của ngân hàng, là nhịp cầu dẫn vốn giúp đồng vốn ưu đãi của Nhà nước đến đúng đối tượng và phát huy được hiệu quả ở các địa phương. Một vai trò quan trọng hơn đây là sợi dây gắn kết các hội viên, nâng cao tính kỉ luật, trách nhiệm và góp phần xây dựng tình đoàn kết thôn, bản.