Các dự án chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gỗ ván MDF sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ đặc thù. ảnh: Dự án sản xuất gỗ ván MDF của Công ty TNHH MDF Vinafor - Tân An Hòa Bình tạo việc làm ổn định cho hàng chục người dân xã Lạc Thịnh (Yên Thủy).
(HBĐT) - Bắt đầu từ năm 2016, tỉnh ta sẽ áp dụng một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đây là động thái tích cực từ phía chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo bước đột phá cho nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện và bền vững.
Cụ thể, tại Nghị quyết số 116/2015/NQ-HĐND về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016 - 2020, HĐND tỉnh đã quy định: Việc khuyến khích được áp dụng đối với các dự án nằm trong danh mục các lĩnh vực sản xuất sản phẩm đặc thù trong nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 bao gồm 10 lĩnh vực: giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô nuôi tập trung. Trồng cây dược liệu, cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Thâm canh nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ chứa. Nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa thủy lợi. Chế biến gỗ rừng trồng, sản xuất gỗ ván MDF. Chế biến chè, chế biến rau, củ, quả. Sơ chế, bảo quản, chế biến mía tím. Chế biến các sản phẩm từ thịt gia súc, gia cầm. Các dự án được hưởng chính sách đặc thù phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT -XH của tỉnh, quy hoạch ngành hoặc quy hoạch lĩnh vực, sản phẩm tương ứng đã được phê duyệt và sử dụng tối thiểu 30% lao động tại địa phương.
Đơn cử như chính sách ưu đãi đặc thù đối với các dự án giết mổ gia súc, gia cầm tập trung. Nhà đầu tư khi thực hiện dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung sẽ được NSNN hỗ trợ 1 tỷ đồng /dự án để xây dựng hạ tầng về điện, nước, nhà xưởng, xử lý chất thải và mua thiết bị. Trường hợp dự án chưa có đường giao thông, hệ thống điện, cấp thoát nước đến hàng rào dự án được hỗ trợ thêm 70% chi phí đầu tư xây dựng các hạng mục này (nhưng không quá 1 tỷ đồng). Đây là cơ chế hỗ trợ được kỳ vọng sẽ “gỡ khó” cho lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm tập trung bởi trên địa bàn tỉnh hiện nay mới chỉ có một doanh nghiệp thực hiện dự án giết mổ tập trung trong khi nhu cầu của địa phương lại rất lớn.
Được biết, những năm gần đây, tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhằm xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, sức hút của nông nghiệp, nông thôn đối với các nhà đầu tư còn hạn chế. Đến nay mới có khoảng 200 doanh nghiệp đang hoạt động SX -KD trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, chiếm khoảng 10% tổng số doanh nghiệp trên địa bàn. Các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn cũng hạn chế cả về số lượng lẫn quy mô hoạt động. Cùng với đó, sự liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp còn thiếu bền vững và chưa tạo được dấu ấn đậm nét trong sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, tỉnh sẽ chú trọng thực hiện các chính sách đặc thù nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực quan trọng này. Trong đó sẽ ưu tiên hỗ trợ đặc thù cho các nhà đầu tư khi thực hiện dự án xây dựng vùng nguyên liệu và có cơ sở chế biến, hợp đồng liên kết sản xuất nguyên liệu ổn định gắn với tiêu thụ sản phẩm của nông dân trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, từ nay đến năm 2020 sẽ chú trọng thực hiện cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh. Đây là những quyết sách quan trọng thể hiện quyết tâm của chính quyền địa phương trong tạo bước đột phá thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển nhanh và bền vững.
Thu Trang
(HBĐT) - Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp thâm canh, chuyên canh cao, phát triển bền vững; nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho các loại hàng hoá nông sản. Ngành nông nghiệp đang thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng tích cực.
(HBĐT) - Trong 5 năm (2011 - 2015), các cấp Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn đã tích cực tham gia xây dựng NTM. Phát huy tốt vai trò cầu nối, các cơ sở Hội đã vận động cán bộ, hội viên nhiệt tình hưởng ứng phong trào thi đua “Lương Sơn chung sức xây dựng NTM”, chú trọng thực hiện 3 phong trào thi đua: “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”, “Nông dân tham gia xây dựng NTM”, “Nông dân tham gia đảm bảo QP -AN”.
(HBĐT) - Thống kê sơ bộ từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 1.200 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như ngô, bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, ớt… So sánh về hiệu quả kinh tế thì diện tích chuyển đổi sang trồng rau, màu cho thu nhập cao hơn 2,5 - 3 lần so với khi trồng lúa.
(HBĐT) - Ngày 14/10, đoàn công tác của HĐND tỉnh do đồng chí Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh uỷ, phó Chủ tịch HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Kho Bạc Nhà nước Hoà Bình (KBNN) về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn giai đoạn 2011 - 2015 và năm 2015 trên địa bàn tỉnh. Tham gia đoàn công tác có đại diện lãnh đạo Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Cục Thuế, Sở NN&PTNT...
(Tiếp theo kỳ trước)
(HBĐT) - Chiều 13/10, UBND tỉnh đã tổ chức gặp mặt ngày Doanh nhân Việt Nam. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo Phòng TM&CN Việt Nam; lãnh đạo các sở, ngành, các huyện, thành phố, đông đảo các doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh.