(Tiếp theo kỳ trước)

 

Lĩnh vực kế hoạch và đầu tư 

Cử tri kiến nghị: Mặc dù đã được sự quan tâm của Nhà nước, tuy nhiên việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM còn rất nhiều khó khăn. Đề nghị Chính phủ xem xét tăng mức đầu tư vốn để thực hiện xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020 tại các địa phương.  

Trả lời: Tại Nghị quyết số 65/2013/QH13 ngày 28/11/2013 của Quốc hội về việc phát hành bổ sung và phân bổ vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2014-2016, Quốc hội đã đồng ý bổ sung 15.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) về xây dựng NTM (tăng gấp hơn 5 lần so với năm trước đó), trong đó ưu tiên bố trí vốn hỗ trợ cho các xã nghèo, đặc biệt khó khăn. Trên cơ sở đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ KH &ĐT đã thông báo số vốn giai đoạn 2014-2016 cho địa phương, trong đó vốn bố trí cho các tỉnh, vùng khó khăn có sự ưu tiên so với các tỉnh, vùng khác.  

Tại Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/8/2014 về lập kế hoạch đầu tư trung hạn 5 năm 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo do khả năng cân đối nguồn vốn đầu tư công 5 năm 2016-2020 có hạn, để bảo đảm nguồn vốn đầu tư công cho các công trình thật sự cần thiết, không xé lẻ vốn cho nhiều công trình và tạo điều kiện cho các bộ, ngành, địa phương có quyền chủ động trong việc bố trí vốn tập trung, có hiệu quả, giai đoạn 2016-2020 chỉ đạo thực hiện hai CTMTQG là CTMTQG giảm nghèo bền vững và CTMTQG xây dựng NTM. Tại Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 6/8/2015, Chính phủ đã thông qua chủ trương trong giai đoạn 2016 - 2020 chỉ thực hiện hai CTMTQG là chương giảm nghèo bền vững và xây dựng NTM.  

Nguồn vốn của hai chương trình này cũng được ưu tiên phân bổ cho đối tượng xã nghèo, vùng nghèo. Vì vậy, đề nghị UBND tỉnh căn cứ vào cơ chế đầu tư đã được phê duyệt của chương trình, phân bổ và sử dụng hiện quả số vốn được giao, đồng thời có cơ chế huy động các nguồn lực khác phù hợp để đẩy nhanh tiến độ xây dựng NTM. 

 

         (Còn nữa)

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BTC phát biểu chỉ đạo hội nghị.
Hộ chăn nuôi hưởng lợi từ Dự án hỗ trợ phát triển gia cầm bền vững tại huyện Kim Bôi.
Lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại chè được triển khai tại xã Tân Vinh, thu hút 50 học viên tham gia.

Thực hiện chính sách đặc thù nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn

(HBĐT) - Bắt đầu từ năm 2016, tỉnh ta sẽ áp dụng một số chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Đây là động thái tích cực từ phía chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư, tạo bước đột phá cho nông nghiệp, nông thôn phát triển toàn diện và bền vững.

3 trường hợp Nhà nước mua lại toàn bộ doanh nghiệp

(HBĐT) - Theo Nghị định về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp vừa được Chính phủ ban hành, Nhà nước thực hiện đầu tư vốn để mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác trong 3 trường hợp.

Kim Bôi hướng tới mục tiêu giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Sản xuất, chất lượng cuộc sống người dân Kim Bôi đang được cải thiện mạnh mẽ. Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XXI, nhiệm kỳ 2010- 2015, KT- XH huyện Kim Bôi có chuyển biến đáng mừng. Kết cấu hạ tầng khởi sắc. Các lĩnh vực VH-XH có nhiều tiến bộ. Đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo của Kim Bôi giảm mạnh, bình quân 7,1%/năm. Đây là kết quả đáng ghi nhận sau nhiều năm bền bỉ thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Nâng cao chất lượng tiêu chí thu nhập

HBĐT) - Với 13/13 xã đạt và vượt chuẩn bình quân thu nhập đầu người khu vực nông thôn, huyện Lạc Thuỷ là địa phương hiếm hoi của tỉnh có 100% số xã đạt tiêu chí số 10. Đây là tiêu chí có ý nghĩa đột phá trong xây dựng NTM mà ở nhiều địa phương đang khó khăn trong thực hiện.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa

(HBĐT) - Với mục tiêu phát triển nông nghiệp theo hướng xây dựng một nền nông nghiệp thâm canh, chuyên canh cao, phát triển bền vững; nâng cao chất lượng, giá trị và sức cạnh tranh cho các loại hàng hoá nông sản. Ngành nông nghiệp đang thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng tích cực.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục