(HBĐT) - Cử tri kiến nghị: Đề nghị tỉnh xem xét, có chính sách hỗ trợ cho một số mặt hàng nông sản do nhân dân sản xuất theo định hướng của địa phương như mía tím, hành Chăm... bị rớt giá để nhân dân bớt khó khăn, yên tâm sản xuất; lúa giống hỗ trợ cho hộ nghèo chín sớm, năng suất thấp, đề nghị chuyển hỗ trợ bằng tiền để nhân dân tự mua lúa giống đồng bộ với giống lúa vùng sản xuất.

 

Trả lời: Để hỗ trợ cho sản xuất trồng trọt, những năm gần đây, Sở NN&PTNT đã tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành nhiều cơ chế, chính sách như: phê duyệt quy hoạch phát triển sản xuất mía tỉnh Hòa Bình tại Quyết định số 1115, ngày 16/8/ 2012 của UBND tỉnh. Ngày 14/11/2014, BTV Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 14 về cơ chế hỗ trợ tiêu thụ nông sản hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014-2020, đến nay, chính sách để thực hiện Nghị quyết này đang được lấy ý kiến trình UBND tỉnh ban hành. Ngày 27/4/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 11 quy định một số cơ chế phát triển hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình (trong đó, hành Chăm thuộc nhóm rau gia vị). UBND tỉnh đã phê duyệt thành lập Hội sản xuất mía tím tỉnh Hòa Bình; đã hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Mía tím Hòa Bình”. Đây là những điều kiện quan trọng để hỗ trợ người sản xuất trong khâu bố trí mùa vụ, quy mô sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Những hộ gia đình trực tiếp sản xuất mía tím nên tham gia hộ này để được tư vấn, định hướng, hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Theo cam kết của Việt Nam khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng như nhiều diễn đàn kinh tế khác, chúng ta phải xóa bỏ bao cấp trong sản xuất, thương mại. Do vậy, hiện nay không còn chính sách trợ giá giống cũng như các vật tư đầu vào khác của sản xuất nông nghiệp theo cách phổ rộng như trước đây. Tuy nhiên, một số đối tượng cụ thể vẫn có thể được hưởng chính sách trợ giá, trợ cước như: đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, thông qua chương trình, dự án như Chương trình 135 (giai đoạn 3); Dự án giảm nghèo bền vững... Ngoài ra, khi người dân tham gia các mô hình, dự án khuyến nông cũng sẽ được hỗ trợ giống, vật tư khác theo quy định của Nhà nước.

 

- Hiện nay, việc hỗ trợ giống lúa cho hộ nghèo ở tỉnh Hòa Bình do Ban Dân tộc tỉnh chủ trì, hoạt động cụ thể được phân cấp về Phòng Dân tộc các huyện, thành phố tổ chức thực hiện. Đánh giá việc hỗ trợ giống lúa cho hộ nghèo, Sở NN&PTNT cho rằng đây là chủ trương đúng, giúp hộ nghèo tiếp cận được nguồn giống lúa chất lượng, bớt được chi phí ban đầu cho sản xuất. Tuy nhiên, do quy định hỗ trợ giống bằng cách hộ nghèo tự đăng ký chủng loại giống, sau đó từ cơ sở (thôn/xóm) đăng ký lên xã, huyện, từ đó Phòng Dân tộc hợp đồng mua giống và cấp đến tay hộ nghèo. Do vậy, mỗi nhà có nhu cầu về chủng loại giống khác nhau, dẫn đến nhiều nơi có đến hàng chục loại giống. Điều này không chỉ gây khó khăn trong công tác chỉ đạo sản xuất do mỗi loại giống yêu cầu quy trình kỹ thuật canh tác khác nhau mà còn dẫn đến giống chín trước, chín sau không đồng đều.

 

Trong thực tế, ngành NN& PTNT luôn chỉ đạo cơ cấu giống của mỗi xã, mỗi cánh đồng chỉ nên tập trung 2-3 giống chủ lực với thời vụ gieo cấy và quy trình áp dụng cụ thể. Vì vậy, để vừa phát huy được mặt tích cực của việc hỗ trợ giống lúa cho hộ nghèo, vừa đảm bảo công tác chỉ đạo sản xuất Sở NN&PTNT đề nghị UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố chỉ đạo Ban Dân tộc tỉnh, Phòng dân tộc các huyện, thành phố có sự phối hợp tốt với cơ quan chuyên môn trong tuyên truyền, định hướng việc hỗ trợ cho hộ nghèo, lựa chọn những hình thức hỗ trợ tối ưu nhất, hợp với nguyện vọng của người dân nhằm khắc phục hạn chế nêu trên.

                                                                             

 

 (Còn nữa)

 

 

 

 

Các tin khác

Nhiều phương tiện ô tô xếp hàng dài chờ đến lượt qua trạm thu phí trên tuyến QL6 – địa bàn huyện Lương Sơn.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lạc Thuỷ tổng kết 5 năm xây dựng NTM

(HBĐT) - Ngày 19/10, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.

Chi trả 140 tỷ đồng giải phòng mặt bằng đường Hòa Lạc- TP Hòa Bình

(HBĐT) -Dự án đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình qua địa phận huyện Kỳ Sơn dài 16,3 km, đi qua địa bàn 5 xã và thị trấn với tổng diện tích thu hồi tương đương 85 ha, khoảng 1.000 hộ bị ảnh hưởng, tổng số hộ phải tái định cư tại chỗ 85 hộ… tổng kinh phí dự tính chi cho công tác GPMB và hỗ trợ TĐC lên tới vài trăm tỷ đồng.

Tìm lời giải cho bài toán nông sản lợi thế cạnh tranh

(HBĐT) - Nhắc đến phát triển sản xuất hàng hoá lớn, người ta nghĩ ngay đến các loại nông sản tiềm năng. Để nông nghiệp của tỉnh sánh ngang một số tỉnh bạn, vươn xa thị trường ngoại tỉnh, cần thiết phải tìm ra lời giải cho bài toán nông sản có lợi thế cạnh tranh này.

Đổi đời nhờ cây mía và bí xanh

(HBĐT) - Xóm Cả, xã Liên Vũ (Lạc Sơn) có 102 hộ với 417 nhân khẩu, trong đó có 180 người ở độ tuổi lao động. Kinh tế của xóm dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Năm 2012 tỷ lệ hộ nghèo của xóm còn chiếm tới 37%, bình quân thu nhập đầu người chỉ đạt 5,6 triệu người/năm. Những người trong độ tuổi lao động 100% là nông dân chưa qua đào tạo nghề. Do đó trình độ canh tác cũng như thâm canh tăng vụ, tăng năng suất chưa có sự chuyển biến mạnh mẽ.

Agribank Hòa Bình trưởng thành cùng nông nghiệp, nông thôn và nông dân

(HBĐT) - Được thành lập ngày 1/10/ 1991 cùng với sự kiện tái lập tỉnh, đến nay, Agribank Hoà Bình đã trải qua 24 năm xây dựng và phát triển. Với bề dày đó, Agribank Hòa Bình đã khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, là ngân hàng thương mại Nhà nước có vai trò chủ lực, chủ đạo trong đầu tư vốn phát triển kinh tế nông  nghiệp, nông thôn, góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nông thôn và phát triển KT -XH của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục