Với ý chí, nghị lực không cam chịu thất bại, chị Quách Thị Thuỷ, xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) đã thành công với mô hình chăn nuôi lợn, đem lại thu nhập bình quân trên 1 tỷ đồng/năm.
(HBĐT) - Mạnh dạn đầu tư, thất bại không nản lòng, chị Quách Thị Thuỷ, xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương (Yên Thuỷ) đã gặt hái được thành công từ mô hình trang trại chăn nuôi lợn với quy mô gần 1.000 con, đem lại thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Đưa chúng tôi đi thăm quan trang trại của gia đình, chị Thuỷ cho biết: Gia đình trước đây kinh doanh thức ăn chăn nuôi, kết hợp nuôi lợn. Ban đầu, nuôi lợn thương phẩm nhưng do mua giống ngoài nên thỉnh thoảng lợn bị dịch bệnh, nhiều lần thua lỗ. Để chủ động về nguồn giống, gia đình đã nuôi lợn nái và hiệu quả đem lại trông thấy. Lợn khoẻ mạnh, lớn nhanh, cung cấp một phần giống cho thị trường nên nguồn thu nhập ổn định. Năm 2011, gia đình quyết định mở trang trại tại xóm Thung, xã Ngọc Lương trên diện tích 7.000 m2 với vốn đầu tư 3 tỷ đồng. Song ngay khi bắt tay vào làm đã vấp phải không ít khó khăn như: đường giao thông chưa thuận lợi, nguồn nước thì ở xa. Đắng cay nhất, năm 2012, lợn bị dịch bệnh, gia đình đã chạy đi cầu cứu khắp nơi nhưng không cứu vãn được. Lúc này, tiếng bàn tán ra vào, khoản nợ nần chồng chất tưởng chừng sẽ là dấu chấm hết với gia đình tôi.
Từ suy nghĩ “sau thất bại sẽ biết mình đang thiếu gì để bổ sung”, đã thôi thúc chị Thủy tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm nhiều kiến thức, kỹ thuật mới để áp dụng vào chăn nuôi. Sự cố gắng của chị đã được đền đáp xứng đáng. Những lứa lợn cứ đều đặn được xuất chuồng, đem lại nguồn thu nhập ổn định, năm qua, sau khi trừ chi phí có lãi trên 1 tỷ đồng. Tất cả các khâu, quy trình về chăn nuôi lợn giờ chị đều nắm vững. Cách làm của chị cũng rất khoa học, luôn ghi chép tỉ mỉ sự phát triển của từng con lợn, đặc biệt, mỗi con lợn nái đều có một “hồ sơ” theo dõi riêng. Người dân nơi đây gọi chị là “chuyên gia về lợn” bởi bất cứ vấn đề gì liên quan đến lợn, họ lại nhờ chị tư vấn.
Hiện tại, trang trại của gia đình chị Thủy đang nuôi 700 con lợn thương phẩm, 100 con lợn nái và 3 con lợn đực. Với hình thức nuôi xoay vòng nên mọi thời điểm trong năm đều có lợn xuất chuồng, còn nguồn giống luôn tự chủ động. Sắp tới, chị sẽ đầu tư mở rộng chuồng trại, tăng số lượng lợn nái. Để có được thành công như ngày hôm nay, chị chia sẻ: “Mình nghĩ, khi làm việc gì phải dồn hết tâm sức vào đó, coi đó là sinh mạng của chính mình. Đặc biệt, đừng vì thất bại ban đầu mà nản lòng, vì thất bại sẽ cho ta những kinh nghiệm”.
Với những kết quả đã đạt được, chị Quách Thị Thủy đã nhận được nhiều giấy khen của các cấp uỷ, chính quyền về thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế.
Viết Đào (CTV)
(HBĐT) - Giai đoạn 2011-2015, mạng lưới điện trên địa bàn huyện Kim Bôi thường xuyên được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp và mở rộng theo các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo điện năng cho người dân sản xuất, với chất lượng an toàn, ổn định.
(HBĐT) - Hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề, đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ thường quyên được quan tâm chỉ đạo, thực hiện.
(HBĐT) - Ngày 19/10, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM.
(Tiếp theo kỳ trước và hết)
(HBĐT) -Dự án đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình qua địa phận huyện Kỳ Sơn dài 16,3 km, đi qua địa bàn 5 xã và thị trấn với tổng diện tích thu hồi tương đương 85 ha, khoảng 1.000 hộ bị ảnh hưởng, tổng số hộ phải tái định cư tại chỗ 85 hộ… tổng kinh phí dự tính chi cho công tác GPMB và hỗ trợ TĐC lên tới vài trăm tỷ đồng.
(HBĐT) - Nhắc đến phát triển sản xuất hàng hoá lớn, người ta nghĩ ngay đến các loại nông sản tiềm năng. Để nông nghiệp của tỉnh sánh ngang một số tỉnh bạn, vươn xa thị trường ngoại tỉnh, cần thiết phải tìm ra lời giải cho bài toán nông sản có lợi thế cạnh tranh này.