Nhiều doanh nghiệp kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng tập trung phát triển hạ tầng KCN Mông Hóa, thúc đẩy thu hút đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng tập trung phát triển hạ tầng KCN Mông Hóa, thúc đẩy thu hút đầu tư.

(HBĐT) - Khu Công nghiệp (KCN) Mông Hóa (Kỳ Sơn) là một trong 8 KCN trên địa bàn tỉnh có tổng diện tích gần 236ha. Năm 2009, Tổng Công ty Sông Đà – nay là Tập Đoàn Sông Đà làm chủ đầu tư hạ tầng trong KCN Mông Hóa. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân trong đó có vấn đề về tài chính khó khăn nên Tập đoàn Sông Đà dừng, không triển khai dự án.

 

Nhằm tháo gỡ kịp thời, thúc đẩy phát triển KCN này, năm 2014, UBND tỉnh đã chủ trương cho phép Trung tâm Phát triển hạ tầng và Dịch vụ KCN – Ban Quản lý các KCN tỉnh làm chủ đầu tư hạ tầng. Theo đó, Trung tâm sẽ triển khai lập dự án đầu tư, có đề xuất cụ thể cơ chế đặc, phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, phương án nguồn vốn đầu tư....nhằm đẩy nhanh thi công hạ tầng, thu hút đầu tư doanh nghiệp trong và ngoài nước vào KCN.

 

Tính đến đầu tháng 8/2015, KCN Mông hóa đã có 13 dự án đầu tư trong nước, trong đó có 6 dự án triển khai trước khi hình thành KCN. Tổng mức đăng ký vốn của các doanh nghiệp gần 623 tỷ đồng. Các nhà đầu tư hiện đang thuê trên 32,4 ha đất trong KCN. Hiện nay, KCN Mông Hóa có 5 dự án đang triển khai thực hiện sản xuất - kinh doanh. Doanh thu của các doanh nghiệp tính đến tháng 7/ 2015 đạt gần 68 tỷ đồng, nộp ngân sách nhà nước 450 triệu đồng, giải quyết công ăn việc làm cho gần 140 lao động, trong đó có 120 lao động địa phương.

 

Đánh giá về những khó khăn hiện nay tại KCN Mông Hóa, theo Trung tâm Phát triển hạ tầng và Dịch vụ KCN, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong thời gian qua đối với KCN Mông Hóa còn chậm, chưa đồng bộ. Thực tế đến nay mới đang đầu tư hạng mục đường vào KCN. Một số hạng mục khác chưa được đầu tư đồng bộ. Thêm nữa, việc cung ứng điện tại KCN hiện vẫn sử dụng chung đường điện của dân sinh nên chưa đảm bảo về chất lượng. Tình trạng mất điện, cắt điện không báo trước thỉnh thoảng vẫn xảy ra, gây ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

 

Thực trạng khó khăn đối với một số dự án đã hình thành từ trước khi thành lập KCN triển khai kém hiệu quả, như: Công ty TNHH Hoàng Loan, Công ty CP gạch Hương Sơn....Bên cạnh đó, do khó khăn về hạ tầng nên KCN chưa thu hút được các dự án lớn, dự án đầu tư nước ngoài. Số lượng dự án đang hoạt động còn ít, quy mô đầu tư của từng dự án còn nhỏ. Thống kê hiên nay, tỷ lệ dự án không triển khai thực hiện, ngừng hoạt động hoặc không có khả năng triển khai đầu tư chiến tỷ trọng lớn với khoảng trên 61% tổng số dự án đã được cấp phép đầu tư trong KCN.

 

Nói về các nguyên nhân, theo ông Dương Như Rụ, Phó trưởng Ban Quản lý các KCN tỉnh, thực tế trong những năm qua, do ảnh hưởng bởi suy giảm kinh tế những chính sách thắt chặt tài chính của Chính phủ đã khiến cho nhiều doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận vốn. Mặt khắc, chủ đầu tư cũ là Tập đoàn Sông Đà gặp khó về tài chính không có khả năng triển khai hạ tầng, dẫn đến hạ tầng chưa đồng bộ, quỹ đất sạch chưa nhiều dẫn đến khó thu hút nhà đầu tư thứ cấp, nhất là những nhà đầu tư nước ngoài.

 

Trong thời gian tới, để đảm bảo cho KCN Mông Hóa phát huy lợi thế, đáp ứng yêu cầu thu hút đầu tư, Trung tâm Phát triển hạ tầng và Dịch vụ KCN sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Theo đó, tập trung phát triển hạ tầng dịch vụ trong KCN. Cụ thể, tiến hành lựa chọn nhà thầu, đẩy nhanh và hoàn thành công trình đường trục chính trong KCN; xây dựng kế hoạch trình UBND và thực hiện đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuạt ngoài hàng rào KCN; hoàn thiện cơ chế cụ thể về đầu tư xây dựng, phương án nguồn vốn đầu tư, phương án kinh doanh hạ tầng kỹ thuật kCN; phối hợp với các đơn vị chức năng tập trung triển khai giải phóng mặt bằng, trước mắt khoảng 27 ha; xây dựng đường trục chính, đường nội bộ, Nhà máy xử lý nước thải và kênh nắn dòng; đường dây 35 KV từ trạm biến áp 110 KV Kỳ Sơn đến KCN và xây dựng hệ thống cấp nước KCN...Song song với đó, Phát triển hạ tầng và Dịch vụ KCN sẽ tập trung san nền diện tích đã có mặt bằng nhằm tạo quỹ đất sạch sớm thu hút nahf đầu tư thứ cấp.

 

 

 

 

                                                                                                HT

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục