(HBĐT) - Trong những năm qua, nông nghiệp, nông thôn và nông dân luôn được Đảng quan tâm, thể hiện cụ thể nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ 7, BCH T.Ư khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Kết luận số 97-KL/ TW ngày 15/5/2014 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết T.Ư 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thực hiện Nghị quyết và Kết luận trên, nông nghiệp từng bước được phát triển, hạ tầng nông thôn được cải thiện, đời sống nông dân ngày một nâng cao, những kết quả trên đã được thể hiện trong Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng. Đặc biệt là đã đề ra những nhiệm vụ chiến lược và giải pháp tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và xây dựng NTM.

 

Để phát triển ngành cần có sự lãnh đạo, chỉ đạo về quy hoạch, quản lý quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu để từng bước hình thành vùng sản xuất nông sản tập trung. Quan tâm chú trọng  bảo quản, chế biến, tiêu thụ nông sản. Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng, tập trung là hạ tầng giao thông, thủy lợi và kỹ thuật phục vụ sản xuất; thu hút và đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân thành hạt nhân phát triển sản xuất khu vực nông thôn; lựa chọn và đầu tư phát triển sản xuất các sản phẩm đặc thù của xã; tăng cường xây dựng mô hình điểm, chuyển giao KH-KT, áp dụng công nghệ tiến tiến, công nghệ cao trong sản xuất; mở rộng các hình thức đào tạo nghề, gắn kết sản phẩm làng nghề với các điểm du lịch; xử lý có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực nông thôn... tạo động lực thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng NTM.

 

 Trong giai đoạn tới, cơ cấu GRDP ngành nông nghiệp chỉ chiếm 1/6 GDP, song đây lại là nguồn thu chính của hơn 60 triệu dân sinh sống khu vực nông thôn, chiếm tới 65% cơ cấu dân số. Như vậy, để phát triển KT-XH, đảm bảo ANCT thì việc lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ hiện đại hóa ngành nông nghiệp và nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng với các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương. Dự thảo báo cáo cần tập trung làm rõ những giải pháp về chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, chế biến và tiêu thụ nông sản, đảm bảo môi trường sinh thái... đặc biệt là thực hiện có hiệu quả, bền vững tiêu chí NTM; chính sách cho từng khu vực, vùng miền, vùng dân tộc thiểu số...

 

Trong 5 năm qua, Đảng và Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển sản xuất, góp phần ổn định cuộc sống người dân. Song cần khái quát rõ nét hơn đặc điểm khác biệt của khu vực nông thôn vùng trung du miền núi phía Bắc là tình trạng thiếu đất sản xuất nhưng chưa có giải pháp để cải tạo vườn tạp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Cụ thể, tại tỉnh ta hiện có trên 19.000 ha đất vườn nhưng 68% là vườn tạp hiệu quả kinh tế thấp. Song nhiều gia đình huyện Cao Phong, Tân Lạc đã cải tạo vườn tạp sang trồng cam, bưởi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/năm. Để nâng cao đời sống nhân dân cần có chính sách đặc thù, tạo điều kiện cho các hộ có nhu cầu cải tạo vườn tạp tạo thành vùng sản xuất chuyên canh.

 

Đối với các tỉnh, thu ngân sách phụ thuộc điều tiết từ  T.Ư thì hệ thống cơ sở hạ tầng KT-XH nông thôn thiếu và yếu, khả năng đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn không cao dẫn đến nguy cơ gia tăng chênh lệch giàu - nghèo và an sinh bất ổn, vì vậy cần tăng cường cơ chế, chính sách hỗ trợ, đầu tư cho khu vực này để phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn và nâng cao nông trí mới có thể đạt được chỉ tiêu đến năm 2020 có 50% xã đạt chuẩn NTM.

 

 

 

 

                                                          Trần Văn Tiệp

                                          (TUV, Giám đốc Sở NN & PTNT)

 

 

 

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Nông dân xã Địch Giáo (Tân Lạc) khẩn trương thu hoạch lúa vụ mùa trà muộn, năng suất ước đạt gần 48 tạ/ha.
Nhiều doanh nghiệp kiến nghị với UBND tỉnh và các sở, ngành chức năng tập trung phát triển hạ tầng KCN Mông Hóa, thúc đẩy thu hút đầu tư.

Cuối năm hoàn thành cải tạo nâng cấp QL 21 (Thanh Hà- Chợ Bến)

(HBĐT) - Quốc lộ 21 A dài 31 km, riêng đoạn Thanh Hà - Chợ Bến (Lương Sơn) dài 13,2 km, sau nhiều năm đưa vào khai thác sử dụng đã bị xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại người dân và giao lưu kinh tế các xã trong khu vực, từng được coi là con đường bị lãng quên.

Trên 22.500 hộ dân được hưởng lợi từ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất năm 2015

(HBĐT) - Thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn III, trong năm 2015, các xã, thôn đặc biệt khó khăn của tỉnh (gồm 95 xã, 116 thôn) được hỗ trợ nguồn kinh phí trên 29.449 triệu đồng để thực hiện các nội dung: hỗ trợ giống cây trồng, hỗ trợ chăn nuôi, hỗ trợ máy móc thiết bị sản xuất, hỗ trợ vật tư phân bón, xây dựng mô hình thí điểm, tập huấn… Đến nay, nguồn vốn trên đã được giải ngân hoàn thành 100% kế hoạch, với tổng số 22.514 hộ dân được hưởng lợi.

TP Hoà Bình tổng kết 5 năm xây dựng NTM

(HBĐT) - Ngày 26/10, TP Hoà Bình tổ chức hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.

Hội chợ Công – Thương vùng Tây Bắc - Hoà Bình năm 2015

(HBĐT) - Tối 24/10, UBND tỉnh đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức khac mạc Hội chợ Công – Thương vùng Tây Bắc – Hoà Bình năm 2015 tại Trung tâm Thương mại bờ trái sông Đà (thành phố Hoà Bình). Dự lễ và cắt băng khai mạc hội chợ có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; phía Bộ Công Thương có đồng chí Bùi Huy Sơn, Cục trưởng Cục Xúc tiến Thương mại.

Dấu ấn nông thôn mới ở Hòa Sơn

(HBĐT) - Về Hoà Sơn (Lương Sơn) những ngày này, chúng tôi được chia sẻ niềm vui với người dân nơi đây khi xã vừa tổ chức đón bằng công nhận đạt chuẩn NTM vào tháng 9 vừa qua. Đường sá đi lại thông thoáng, thuận tiện, cảnh sắc tươi mới, những ngôi nhà vững chãi, khang trang ẩn mình dưới những vườn cây trái xanh tốt gợi lên khung cảnh miền quê yên bình. Trong 5 năm (2011-2015), Hòa Sơn đã có những nỗ lực vượt bậc, giành quyết tâm cao nhất để xây dựng thành công xã NTM.

Đà Bắc: Trồng rừng đạt 196% kế hoạch

(HBĐT) - Trong 9 tháng đầu năm 2015, huyện Đà Bắc đã trồng được 1.567 ha rừng, đạt 196% kế hoạch, so với cùng kỳ đạt 148%. Trong đó: Các dự án và doanh nghiệp trồng được 1.058 ha; nhân dân trồng được 509 ha.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục