Nhân dân xã Phúc Tuy mở rộng diện tích trồng cỏ VA06, phát triển chăn nuôi đại gia súc.
(HBĐT) - Có một thực tế đã từng diễn ra tại Lạc Sơn là do đồng cỏ khan hiếm nên bà con phải cắt cỏ ở bờ ruộng, thậm chí còn bón phân đạm cho cỏ để lấy thức ăn cho trâu bò. Thiếu thức ăn, chết rét…là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng từ năm 2000 đến nay, tổng đàn trâu, bò của toàn huyện giảm gần 3.700 con (năm 2000: 24.333 con; năm 2015: 20.664 con). Trong khi đó thì trâu, bò là loại gia súc “ăn cỏ, uống nước lã” dễ nuôi, ít bệnh tật, dễ bán, đem lại hiệu quả kinh tế cao…Trước thực tế này, Liên đoàn lao động huyện đã mạnh dạn đi đầu trong việc vận động hội viên, nhân dân trồng cỏ VA06, khôi phục và phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Đoàn Văn Công – Chủ tịch LĐLĐ huyện Lạc Sơn cho biết: Lạc Sơn có tiềm năng đất đai, khí hậu rất phù hợp với việc trồng cỏ nuôi đại gia súc; lực lượng lao động dồi dào và sẵn có tại địa phương; đầu ra cho sản phẩm thuận lợi. Đây là một thế mạnh cần phát huy. Tuy nhiên, do vốn đầu tư con giống lớn (khoảng trên 10 triệu đồng/con); diện tích đồng cỏ chăn thả thu hẹp, bà con chưa quen với việc nuôi nhốt đại gia súc nên chăn nuôi trâu, bò chưa phát triển. Để giải quyết những khó khăn đó, chúng tôi xác định có 2 việc cần làm, thứ nhất là cần vận động công đoàn viên quyên góp, ủng hộ để có kinh phí mua con giống hỗ trợ cho công đoàn viên khó khăn; thứ hai là tuyên truyền, vận động công đoàn viên mảnh dạn trồng cỏ VA06 làm thức ăn cho đại gia súc.
Khởi động từ năm 2013, LĐLĐ huyện đã vận động mỗi công đoàn viên đóng góp ít nhất là 25.000 đồng, kết quả trong 3 năm (2013 – 2015), tổng số tiền công đoàn viên đã đóng góp, ủng hộ được là 651 triệu đồng. Từ số tiền này, LĐLĐ huyện đã mua được 50 con trâu, bò; tặng cho 50 đoàn viên thuộc 28 xã, trường học trong huyện. LĐLĐ huyện đã lựa chọn, trao tặng trâu, bò cho những đoàn viên thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nhưng có khả năng chăm sóc tốt con giống.
Song song với việc tặng trâu, bò, xác định VA06 là loại có quý, có nhiều chất dinh dưỡng, dễ trồng, năng suất cao, phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng huyện Lạc Sơn, do đó LĐLĐ đã vận động đoàn viên mạnh dạn trồng. Người tiên phong là anh Bùi Văn Liển (Chủ tịch công đoàn trường THCS Nhân Nghĩa) đã trồng thử nghiệm 360m2; kết quả cho thu 20 triệu đồng/năm từ bán giống cỏ; năng suất ước đạt 420 – 450 tấn cỏ/ha/năm. Từ thành công của anh Liển, mô hình đã dần nhân rộng ra các xã như Ngọc Lâu, Qúy Hòa, Phúc Tuy….
Để hỗ trợ mạnh mẽ cho người nông dân, LĐLĐ huyện đã phối hợp với Hội Nông dân huyện vận động được Qũy hỗ trợ nông dân của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam hỗ trợ 600 triệu đồng, mua 120 con trâu bò cho 60 hộ gia đình 2 xã Tân Mỹ và Vũ Lâm nuôi nhốt tại chuồng. Đồng thời mở rộng diện tích trồng cỏ VA06 ở 2 xã này lên 24 ha, đảm bảo đủ cung cấp thức ăn cho trâu bò.
Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện đã xuất hiện ngày càng nhiều các hộ gia đình nuôi đại gia súc với quy mô lớn như: hộ anh Bùi Văn Tứ (xã Phúc Tuy) nuôi 48 con bò, 42 con trâu, trồng 3ha cỏ VA06; hộ anh Nguyễn Văn Toán (xã Phúc Tuy) nuôi 40 con trâu, bò, dê, trồng hơn 2,5ha cỏ VA06….Đặc biệt là hộ anh Bùi Văn Dực (công đoàn viên xã Ngọc Lâu) từ 1 hộ nghèo, được tặng 1 con bò, anh đã trồng được 0,5 ha cỏ VA06, nhân đàn gia súc lên 8 con trâu, bò. Đáng phấn khởi hơn cả, BTV Huyện ủy Lạc Sơn đã ghi nhận, đánh giá cao hiệu quả mô hình trông cỏ VA06, đồng thời đưa vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Lạc Sơn khóa XXVI, mục tiêu trong nhiệm kỳ 2015 – 2020 toàn huyện sẽ trồng được 300 ha cỏ VA06 để phát triển chăn nuôi đại gia súc.
Dương Liễu
(HBĐT) - Sau 5 năm xây dựng NTM, huyện Mai Châu đã có 3 xã đạt các tiêu chí NTM, còn lại 19 xã đạt từ 5 - 14 tiêu chí. Trong 5 năm (2010 - 2015), tổng nguồn vốn huy động được 784, 491 tỷ đồng. Trong đự, toàn huyện làm được 40 công trình giao thông, đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp được 55,7 km đường các loại; nâng cấp 38 công trình thủy lợi; xây 5 công trình nhà văn hóa xã, xóm; nâng cấp 3 trường học, hỗ trợ 23 công trình phát triển sản xuất; đào tạo, tập huấn 11 lớp.
(HBĐT) - Cùng cán bộ, hội viên NCT xã Thanh Hối (Tân Lạc), chúng tôi đến thăm mô hình trang trại tổng hợp trồng trọt kết hợp chăn nuôi của gia đình ông Dương Tất Tính, chi hội trưởng chi hội nông dân xóm Tân Hương, hội viên NCT xã Thanh Hối - một trong những hộ thành công với mô hình kinh tế vườn, trồng bưởi đỏ kết hợp với chăn nuôi quy mô lớn.
(HBĐT) - Theo BCĐ 800 tỉnh, giai đoạn 2011-2015, các gia đình nông thôn đã có nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, tăng thu nhập, từ đó đầu tư cơ sở hạ tầng của gia đình góp phần nâng cao điều kiện sinh hoạt, vì vậy nhà ở của dân cư nông thôn được đầu tư theo hướng kiên cố hoá.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 về việc phê duyệt phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai cấp tỉnh.
(HBĐT) - 10 tháng qua, các cơ quan quản lý chuyên ngành đã tiến hành đánh giá phân loại 267 lượt cơ sở SX-KD vật tư nông nghiệp. Qua đó, đánh giá 84 cơ sở xếp loại A (chiếm 31,46%), 151 cơ sở xếp loại B (chiếm 56,55%) và 32 cơ sở xếp loại C (chiếm 11,99%).
(HBĐT) - Ngay sau khi thu hoạch lúa thu, bà con nông dân Kim Bôi đã hối hả xuống đồng bắt tay vào sản xuất vụ đông 2015.