Huyện Cao Phong khai thác tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa. ảnh: Người dân thị trấn Cao Phong thu hoạch cam.

Huyện Cao Phong khai thác tiềm năng phát triển nông nghiệp hàng hóa. ảnh: Người dân thị trấn Cao Phong thu hoạch cam.

(HBĐT) - “Những năm gần đây, huyện Cao Phong đã khai thác tốt lợi thế so sánh phát triển nông nghiệp hàng hóa và du lịch dịch vụ gắn với thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo bền vững” - Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện chia sẻ.

 

Tận dụng điều kiện về khí hậu, thổ nhưỡng, cấp ủy, chính quyền huyện Cao Phong đã tập trung chỉ đạo và thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ giống, vốn, KH-KT, định hướng cho người dân đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất hàng hóa với 2 giống cây chủ lực là mía và cây có múi đem lại hiệu quả cao, tạo bước nhảy vọt trong sản xuất nông nghiệp. Diện tích và sản lượng cây có múi tăng nhanh. Từ vài trăm ha năm 2010, đến nay, diện tích cây có múi, chủ yếu là cam các loại, bưởi, chanh đã đạt 1.500 ha, sản lượng duy trì từ 15.000 - 16.000 tấn/năm. Diện tích mía các loại cũng được duy trì khoảng 2.500 ha. Người trồng cam, mía ở Cao Phong sống và làm giàu từ nông nghiệp. Quỹ đất của huyện được khai thác tốt với 75% diện tích đất canh tác cho thu nhập bình quân đạt 200 triệu đồng/ha/năm. Nhiều trang trại và hộ dân thu nhập từ trồng cam, quýt đạt giá trị trên 500 triệu đồng/ha. Một số hộ điển hình thu nhập từ cam và mía đạt từ 1 tỷ đồng đến trên 7 tỷ đồng. Cùng với duy trì, phát triển và nâng cao hiệu quả ngành chăn nuôi gia súc, thủy sản, huyện Cao Phong đang khai thác tốt tiềm năng, đặc thù để phát triển du lịch, dịch vụ, tạo hướng đi bền vững. Huyện đã xây dựng và hình thành nhiều điểm du lịch có sức hút như: quần thể hang động núi Đầu Rồng (thị trấn Cao Phong), khu căn cứ cách mạng Thạch Yên, chùa Khánh, chùa Quèn Ang, bản Mường Giang Mỗ - xã Bình Thanh, các điểm du lịch trên hồ Hòa Bình... Hàng năm, huyện đã đón và phục vụ khoảng 133.000 lượt khách đến thăm quan, du lịch, tạo nguồn thu không nhỏ.

 

 Cùng với định hướng đúng đắn xây dựng và khai thác các lợi thế đặc thù, huyện Cao Phong đã lồng ghép và thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững. Hộ nghèo, cận nghèo được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận các chương trình, dự án, chính sách dạy nghề, giải quyết việc làm, xóa đói - giảm nghèo của Nhà nước. Bình quân hàng năm, huyện  giải quyết việc làm và việc làm mới cho trên 1.300 lao động tại chỗ. Trong 5 năm (2010 - 2015), huyện đã tổ chức được 34 lớp dạy nghề cho 1.019 học viên. Đồng thời, mở các lớp đào tạo nghề gắn với thế mạnh của địa phương là trồng cây ăn quả có múi và chăn nuôi.

 

Công tác xuất khẩu lao động, tư vấn giải quyết việc làm cho người lao động thường xuyên tổ chức thực hiện. Đã có 1.049 lao động được tư vấn tại các sàn giao dịch việc làm của huyện tổ chức và qua các công ty, doanh nghiệp tư vấn. Người dân Cao Phong được hỗ trợ tiếp cận với vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển sản xuất. Nhiều gia đình nghèo và cận nghèo đã có điều kiện đầu tư thâm canh, mở rộng và nâng cao hiệu quả sản xuất vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, huyện cũng chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng, phục vụ sản xuất và dân sinh; thực hiện nghiêm túc các chính sách giảm nghèo bền vững như: hỗ trợ người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội về y tế; chính sách hỗ trợ GD&ĐT, miễn giảm, hỗ trợ học phí cho HS-SV; hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo Quyết định số 167 của Thủ tướng Chính phủ; hỗ trợ hộ nghèo tiền điện; trợ giúp pháp lý cho người nghèo và chính sách hỗ trợ giảm nghèo đặc thù...

 

 Với những giải pháp đồng bộ, huyện Cao Phong đang tạo đà vươn lên mạnh mẽ trở thành huyện khá của tỉnh. Trong giai đoạn 2010- 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 13,14%/năm. Thu nhập bình quân năm 2015 đạt 27 triệu đồng/người, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn khoảng 6%.

                                                                                

                                                                                       Hương Lan

Các tin khác


Giá vàng sáng 26/4

Ngày 26/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau: Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82 - 84,32 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra).

Khách sạn đầu tiên của tỉnh Hoà Bình được công nhận tiêu chuẩn 4 sao

Cục Du lịch quốc gia Việt Nam - Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) vừa ban hành Quyết định số 307/QĐ-CDLQGVN về việc công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch đối với khách sạn Sakura (tổ 5, phường Tân Thịnh, TP Hoà Bình). Theo đó, trên cơ sở căn cứ tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015, Cục Du lịch quốc gia Việt Nam công nhận khách sạn Sakura đạt tiêu chuẩn 4 sao trong 5 năm, kể từ tháng 4/2024.

Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục