Gia đình chị Quách Thị Chung, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đầu tư chăn nuôi lợn cho thu nhập 180 triệu đồng/năm.

Gia đình chị Quách Thị Chung, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng (Kim Bôi) đầu tư chăn nuôi lợn cho thu nhập 180 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Phát triển chăn nuôi đáp ứng nhu cầu thị trường đang trở thành định hướng quan trọng xóa đói - giảm nghèo, nâng cao đời sống người dân huyện Kim Bôi. Chị Quách Thị Chung, xóm Bôi Cả, xã Nam Thượng - một trong những gia đình đã thành công từ phát triển chăn nuôi cho biết:

 

Từ chỗ chỉ chăn nuôi nhỏ lẻ để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, đến nay, không chỉ gia đình tôi mà nhiều hộ trong xã đã chú trọng đầu tư, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phòng - chống dịch bệnh phát triển chăn nuôi đáp ứng nhu cầu của xã hội. Gia đình đã đầu tư vốn xây dựng 250 m2 chuồng trại chăn nuôi 9 con lợn nái, 50 con lợn thịt, phát triển kinh tế theo mô hình vườn - ao - chuồng, kết hợp với sản xuất gạch bê tông, thu nhập mỗi năm đạt trên 400 triệu đồng. Trong đó, riêng thu nhập từ nuôi lợn đạt 180 triệu đồng.

Những năm qua, đàn gia súc, gia cầm của huyện Kim Bôi có sự phát triển tương đối ổn định. Đến nay, toàn huyện có tổng đàn gồm: trâu 17.900 con, bò 6.100 con, dê 3.430 con. Chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển khá mạnh. Năm 2011, tổng đàn lợn của huyện có 57.891 con, năm 2015 tăng lên 238.170 con, gấp 4 lần. Trong đó, lợn thịt chiếm đến 90,3%, lợn nái khoảng 9,4%, còn lại là lợn đực giống. Các giống lợn             chủ yếu là Móng Cái, Yorkshre, Landrace, lai F1, lợn rừng, lợn địa phương. Đối với gia cầm đã tăng từ 84 vạn con (năm 2011) lên 160 vạn con, gấp 1,9 lần.

Đánh giá tình hình thực hiện Đề án phát triển chăn nuôi hàng hóa giai đoạn 2011-2015 cho thấy: Ngành chăn nuôi đang góp phần quan trọng phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo của địa phương. Người dân có ý thức quản lý đàn gia súc, gia cầm, phòng - chống dịch bệnh tốt. Nhiều địa phương đã đầu tư thâm canh bước đầu thu được hiệu quả trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn.

Mặc dù vậy, việc phát triển chăn nuôi chưa xứng với tiềm năng của huyện. Chăn nuôi tập trung chưa phát triển mạnh, còn phân tán, tự phát; việc tận dụng phụ phẩm nông nghiệp chưa được khai thác triệt để. Vẫn còn trường hợp chăn nuôi nhỏ lẻ trong hộ gia đình không đảm bảo về xử lý chất thải gây ô nhiễm môi trường. Một số hộ dân chưa quan tâm đúng mức công tác thú y, vì vậy nguy cơ dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm rất lớn. Việc dự trữ thức ăn, che chắn chuồng trại, chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa rét chưa được người dân thực hiện tốt. Ngoài ra, những yếu tố bất lợi về thời tiết, giá đầu vào tăng, trong khi giá đầu ra của sản phẩm chăn nuôi thiếu ổn định; thị trường tiêu thụ nông sản nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng còn nhỏ lẻ, thường bị tư thương ép giá đã ảnh hưởng đến tâm lý của người chăn nuôi...

Hiện nay, huyện Kim Bôi đang rà soát xây dựng quy hoạch, định hướng cho các xã, thị trấn tập trung khắc phục những tồn tại, hạn chế, triển khai những giải pháp cải tạo chất lượng đàn vật nuôi, chuyển từ chăn thả sang chăn nuôi tập trung, nuôi nhốt để nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm hàng hóa, nâng cao tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp. Phấn đấu hàng năm tăng số lượng tổng đàn gia súc, khôi phục nhanh đàn gia cầm...

 

                                                                                    Hương Lan

Các tin khác

Không có hình ảnh
Được sự ủy quyền của UBND tỉnh, lãnh đạo Sở TN&MT trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM cho xã Tòng Đậu.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Năm 2015 đón khoảng 2,5 triệu lượt khách du lịch

(HBĐT) - Năm 2015, toàn tỉnh đã đón khoảng 2,5 triệu lượt khách du lịch, đạt 100% kế hoạch, tăng 18,8% só với năm 2014. Doanh thu du hoạt động du lịch ước đạt 800 tỉ đồng. Trong đó, khách quốc tế 20.000 lượt, khách nội địa 2.300 lượt.

Thu ngân sách Nhà nước ước đạt 2.435 tỉ đồng

(HBĐT) - Năm 2015, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 2.435 tỉ đồng, tăng 8% so với nghị quyết của BCH Đảng bộ tỉnh, bằng 110% so với năm 2014. Trong đó, thu cân đối ước đạt 2.335 tỉ đồng, thu quản lý qua ngân sách Nhà nước ước đạt 100 tỉ đồng.

Huyện Lương Sơn: Sản xuất rau hữu cơ áp dụng hệ thống PGS

(HBĐT) - PGS là hệ thống giám sát có sự tham gia của tổ chức cộng đồng, đây được xem là giải pháp ưu việt giúp những nông hộ sản xuất quy mô nhỏ có thể tiếp cận quy trình sản xuất an toàn và bền vững, từ đó cung ứng ra thị trường những sản phẩm rau an toàn đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Tại huyện Lương Sơn, hiện nay đang có 16 nhóm sản xuất rau hữu cơ (với 114 hộ sản xuất) tham gia hệ thống giám sát PGS.

Bàn giải pháp tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong

(HBĐT) - Ngày 11/12, huyện Cao Phong đã tổ chức hội nghị bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cam với sự tham gia của UBND tỉnh, các Sở NN&PTNT, KH&CN, Công thương, thị trấn Cao Phong, Công ty TNHH MTV Cao Phong và các hộ trồng cam trên địa bàn.

Giai đoạn 2016 – 2020, phấn đấu đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân 5,23%/năm

(HBĐT) - Sở NN&PTNT vừa ban hành Kế hoạch phát triển nông nghiệp – nông thôn giai đoạn 2016 – 2020.

Lan tỏa sâu rộng phong trào xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - 5 năm (2011-2015) không phải là chặng đường dài. Đối với công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) mà tính chất của nó được coi như một cuộc cách mạng thì thời gian 5 năm chỉ là chặng đường khởi đầu. Thế nhưng tỉnh Hòa Bình đã có nhiều bước tiến quan trọng, là nền tảng để tạo sức bật cho nông thôn của tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục