Công ty May Việt - Hàn có hai nhà máy trên địa bàn, giải quyết việc làm cho 800 lao động. ảnh: Cơ sở sản xuất tại phường Thái Bình (TP Hòa Bình) thu hút hơn 500 lao động.
(HBĐT) - Năm 2015, sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục “gặt hái” được những kết quả đáng ghi nhận. Hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp tiếp tục ổn định và có sự phát triển lạc quan. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt trên 19.800 tỷ đồng, tăng 6,5% so với cùng kỳ và vượt 1,9% so với kế hoạch. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp ước tăng 9,9% so với năm 2014. Hầu hết các ngành sản xuất đều có sự tăng trưởng.
Sau nhiều năm khó khăn, trầm lắng, ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang phục hồi và có sự phát triển ổn định. Một số dự án sản xuất xi măng như: Nhà máy xi măng Vĩnh Sơn, công suất 650.000 tấn /năm; xi măng Trung Sơn, công suất 1, 2 triệu tấn/năm, các doanh nghiệp sản xuất, khai thác đá hoạt động khả quan. Cùng với đó, các dự án sản xuất, chế biến sản phẩm từ gỗ cũng hoạt động ổn định, thu hút và tạo việc làm cho lao động địa phương. Đặc biệt, năm 2015, hoạt động các doanh nghiệp trong lĩnh vực may mặc có sự tăng trưởng cao đã góp phần tích cực vào giá trị sản xuất của ngành công nghiệp. Hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp KCN như Công ty GGS, Seyoung INC, Esquel Việt Nam; các doanh nghiệp ngoài KCN như Công ty may Việt - Hàn, Sông Đà, 3/2... đóng góp lớn vào doanh thu sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu và giải quyết việc làm cho lao động của tỉnh.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương, sự tăng trưởng sản xuất công nghiệp năm 2015 tiếp tục khẳng định tính đúng đắn và hiệu quả của Nghị quyết số 08-NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển CN -TTCN trên cơ sở khai thác hiệu quả lợi thế, tiềm năng phát triển công nghiệp theo quy hoạch, tạo sự chuyển dịch cơ cấu bền vững của tỉnh. Trở lại khoảng mươi năm trước đây, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh xung quanh con số vài trăm tỷ đồng. Khi “bức tranh” công nghiệp của tỉnh chỉ là hoạt động của một vài nhà máy xi măng công nghệ cũ và một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp rải rác ở các địa phương. Công nghiệp của tỉnh thực sự tạo bước ngoặt lớn khi năm 2006, tỉnh ta thoát khỏi danh sách “điểm trắng” về phát triển công nghiệp, giá trị sản xuất cán đích 1.000 tỷ đồng. Liên tiếp những năm sau đó, khi Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết số 08, ngày 11/6/2007, theo đó nhiều giải pháp thiết thực hỗ trợ phát triển CN -TTCN được thực thi đã đem lại những sắc thái mới cho lĩnh vực với nhiều chỉ tiêu đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết đã đề ra.
Giai đoạn 2007 - 2010, giá trị tăng trưởng sản xuất công nghiệp tăng bình quân 25,7%/năm. Giai đoạn 2011 - 2015 tăng bình quân 18,5%/năm. Nếu so với năm 2007, cơ sở sản xuất công nghiệp tăng trên 1.000 cơ sở, số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp tăng 193 dự án, đến nay đạt 250 dự án, chiếm 62,25% tổng dự án đầu tư vào địa bàn. Số vốn đăng ký các dự án đạt trên 19.000 tỷ đồng và 424, 7 triệu USD. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp giải quyết việc làm cho trên 28.300 lao động với thu nhập bình quân từ 3 - 4 triệu đồng /người/tháng. Các ngành nghề nông thôn cũng từng bước được khôi phục và phát triển. Ngoài những sản phẩm mới của ngành may mặc, sản xuất linh kiện điện tử, tỉnh đã có một số sản phẩm có tính cạnh tranh và được xuất khẩu như: chổi chít, mây tre đan, hàng hóa nông, lâm sản...
Hiện nay, tỉnh đang xây dựng Nghị quyết về phát triển CN -TTCN giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2025 trên cơ sở thực hiện tái cơ cấu ngành công nghiệp, tạo bước đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đến năm 2020 giá trị tăng trưởng sản xuất công nghiệp bình quân đạt 15%, giá trị tăng thêm công nghiệp bình quân 10,5%, tỷ trọng công nghiệp chiếm 57% cơ cấu kinh tế. Tỉnh đang tập trung thực hiện giải pháp huy động các nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, cụm công nghiệp theo hướng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với quy hoạch, tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư, thực hiện tháo gỡ khó khăn, chăm sóc tốt các dự án sau đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai dự án theo quy hoạch chắc chắn sẽ tạo ra những bước phát triển mới và bền vững cho công nghiệp của tỉnh.
Lê Chung
(HBĐT) - Ngày 30/12, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Đến dự hội nghị có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các Cục thuộc Bộ NN&PTNT; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, đại diện các địa phương, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực NN&PTNT.
(HBĐT) - Năm 2015, Công Ty TNHH Sân Golf Phượng Hoàng có doanh thu đạt hơn 120 tỷ đồng, đóng góp vào ngân sách địa phương 30 tỷ đồng. Nâng tổng doanh thu từ khi vào hoạt động từ năm 2007 đến nay đạt 866 tỷ đồng.
(HBĐT) - Hội Nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) hiện có 1.147 hội viên với 11 chi hội, thu nhập bình quân của hội viên đạt 29 triệu đồng/người/năm. Trong những năm qua, HND xã Phú Thành đã triển khai nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả, góp phần giúp hội viên nâng cao thu nhập, ổn định đời sống.
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 12/ 2015, tổng diện tích trồng rừng trên địa bàn huyện Kim Bôi là 2.029 ha, đạt 115,94% so với kế hoạch, trong đó rừng sau khai thác 1.079 ha, rừng trồng phân tán 50 ha. Toàn bộ diện tích rừng đã được chăm sóc và bảo vệ tốt.
(HBĐT) - Không có đường bê tông đến trung tâm xã, hệ thống thủy lợi còn thiếu , nhà văn hóa, trường học chưa đồng bộđó là những khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở xã Ngỗ Luông một trong những xã vùng cao của huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Tiền Phong (Đà Bắc) là xã vùng hồ sông Đà, nằm trong diện 135, địa hình bị chia cắt bởi đồi núi cao và độ dốc lớn, bưa bãi bằng ít khiến cho việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của cấp trên cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với mặt trận, đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, tình hình KT-XH của xã đã có những bước phát triển mới.