Nông dân xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn) tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập. ảnh: Người dân chăm sóc rau màu vụ đông.
(HBĐT) - Kết cấu hạ tầng, diện mạo nông thôn miền núi, đời sống nhân dân huyện Lạc Sơn đang có sự thay đổi rõ nét, người dân được tiếp cận với các điều kiện về y tế, giáo dục, văn hóa. Đó là kết quả từ việc thực hiện đồng bộ và hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững của cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ huyện xuống cơ sở của huyện Lạc Sơn trong nhiều năm qua.
Huyện Lạc Sơn có 29 xã, thị trấn với số dân đông nhất tỉnh, trong đó có 14 xã diện đặc biệt khó khăn. Công tác giảm nghèo luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của hệ thống chính trị từ huyện xuống cơ sở. Các mục tiêu giảm nghèo được xây dựng, lồng ghép với các kế hoạch phát triển KT -XH, việc thực hiện nhiệm vụ chính trị hàng năm của cấp ủy, chính quyền, các phòng, ban, tổ chức đoàn thể để triển khai thực hiện. Tranh thủ sự giúp đỡ của T.ư và tỉnh, huyện Lạc Sơn đã huy động, lồng ghép hiệu quả các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển sản xuất, cải thiện đời sống người dân. Từ các chương trình, dự án: 135, 134, giảm nghèo, nước sạch - vệ sinh môi trường... hạ tầng các xã khó khăn, nơi có tỷ lệ hộ nghèo cao đang từng bước được đầu tư ngày càng phát huy hiệu quả. Từ năm 2001- 2015, thông qua Chương trình 135, toàn huyện đã có 230 công trình đường giao thông với tổng kinh phí 199 tỷ đồng phục vụ đắc lực phát triển SX -KD và dân sinh ở các xã, thôn, bản. Số công trình đản bảo cung cấp điện phục vụ sinh hoạt và SX -KD các xã, thôn, bản là 194 công trình với tổng kinh phí 194 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Chương trình 135 còn đầu tư 55 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng phục vụ nhu cầu hoạt động văn hóa; 120 công trình nhà lớp học, đảm bảo chuẩn hóa giáo dục trên địa bàn các xã. Các công trình thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững được hoàn thành và đưa vào sử dụng đúng mục đích đáp ứng được mục tiêu đầu tư, góp phần giảm bớt khó khăn, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn.
Huyện Lạc Sơn cũng tập trung triển khai các chính sách hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ người dân tiếp cận khoa học, kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để giảm nghèo bền vững. Mấy năm nay, sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện chuyển biến tích cực, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực. Đặc biệt, đã chuyển đổi mạnh các diện tích đất kém hiệu quả sang các loại cây trồng có giá trị cao hơn như mía tím, bí xanh, bí đỏ lấy hạt, mướp đắng, trồng ngô nếp, trồng cây có múi. Huyện cũng tập trung mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trên địa bàn huyện đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường như vùng trồng mía tím, bí xanh, củ đậu ở các xã Tân Mỹ, Vũ Lâm, Bình Cảng, Yên Nghiệp; trồng dổi ở Chí Đạo, Chí Thiện, Định Cư; chăn nuôi gia súc, gia cầm ở Miền Đồi, Phú Lương, Mỹ Thành, Bình Hẻm...
Các chương trình, dự án được thực hiện dân chủ, công khai, đúng đối tượng và phát huy hiệu quả cao, góp phần cải thiện đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng dân tộc thiểu số... Cùng với đó, huyện Lạc Sơn chú trọng thu hút các doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề nông thôn, tạo việc làm cho người dân thực hiện mục tiêu chuyển đổi cơ cấu ngành nghề nông thôn. Thông qua đó, hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhận thức đầy đủ về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, từ đó tích cực phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Nhiều chính sách đã thực sự đi vào cuộc sống với các điểm sáng trong công tác xóa đói - giảm nghèo gắn với xây dựng nông thôn mới của huyện như các xã: Vũ Lâm, Liên Vũ, Nhân Nghĩa, ân Nghĩa, Xuất Hóa. KT -XH các xã vùng cao Tự Do, Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Quý Hòa, Miền Đồi đã và đang đổi thay từng ngày...
Với những giải pháp đồng bộ thực hiện hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Lạc Sơn giảm bình quân 5,6%/năm. Năm 2011, toàn huyện có 47,24% hộ nghèo, tương ứng với 14.154 hộ, đến nay giảm còn 18,35%, tương ứng với 6.043 hộ. Năm 2015, thu nhập bình quân ước đạt 21, 5 triệu đồng/người/tháng.
Hương Lan
(HBĐT) - Tính đến hết tháng 12/ 2015, tổng diện tích trồng rừng trên địa bàn huyện Kim Bôi là 2.029 ha, đạt 115,94% so với kế hoạch, trong đó rừng sau khai thác 1.079 ha, rừng trồng phân tán 50 ha. Toàn bộ diện tích rừng đã được chăm sóc và bảo vệ tốt.
(HBĐT) - Không có đường bê tông đến trung tâm xã, hệ thống thủy lợi còn thiếu , nhà văn hóa, trường học chưa đồng bộđó là những khó khăn trong thực hiện các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới ở xã Ngỗ Luông một trong những xã vùng cao của huyện Tân Lạc.
(HBĐT) - Tiền Phong (Đà Bắc) là xã vùng hồ sông Đà, nằm trong diện 135, địa hình bị chia cắt bởi đồi núi cao và độ dốc lớn, bưa bãi bằng ít khiến cho việc phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, được sự quan tâm của cấp trên cùng với sự chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, phối hợp với mặt trận, đoàn thể và sự nỗ lực phấn đấu của nhân dân, tình hình KT-XH của xã đã có những bước phát triển mới.
(HBĐT) - Theo NHNN tỉnh, tổng dư nợ của các NH, tổ chức tín dụng trên toàn địa bàn thực hiện đến 31/10/2015 đạt 12.254 tỷ đồng, tăng 12,7% so với 31/12/2014, ước thực hiện đến 31/12/2015 đạt 12.722 tỷ đồng tăng 17% so với năm 2014, trong đó dư nợ ngắn hạn 5.583 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,6%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 6.671 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,4%/tổng dư nợ.
(HBĐT) - Năm 2015, Điện lực TP Hòa Bình đã hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất - kinh doanh được giao. Theo đó, đơn vị đảm bảo an toàn lưới điện, cung cấp điện ổn định, an toàn cho khách hàng, phục vụ nhiều sự kiện trọng đại như Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Đại hội Đảng bộ TP Hòa Bình lần thứ XII.
(HBĐT) - Ngày 29/12, tại Nhà văn hóa trung tâm huyện Yên Thủy, UBND huyện Yên Thủy tổ chức Lễ công bố xã Yên Lạc đạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn nông thôn mới” năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo bà con nhân dân xã Yên Lạc và các xã lân cận.