Triển khai công tác phân luồng, cấm xe ô tô qua cầu Hòa Bình trong thời gian thi công.
(HBĐT) - Dự án sửa chữa đột xuất và cấm một số phương tiện qua cầu Hòa Bình trong thời gian vừa có thể đã gây ít nhiểu khó khăn đối với một số phương tiện vận tải hàng hóa, vận tải hành khách cũng như việc đi lại của người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Mặc dù vậy, đơn vị chủ đầu tư cùng nhà thầu đã hết sức nỗ lực, đảm bảo phân luồng, đẩy nhanh thi công nhằm đạt đúng tiến độ đề ra, phục vụ người dân đi lại một cách tốt nhất.
Dự án sửa chữa mặt cầu Hòa Bình được thực hiện theo Quyết định phê duyệt số 1657/QĐ-UBND ngày 8/9/2015 của UBND tỉnh. Dự án có tổng mức đầu tư 4,3 tỉ đồng từ vốn kết dư ngân sách tỉnh và Quỹ bảo trì đường bộ tỉnh. Chủ đầu tư là Sở Giao thông vận tải trực tiếp quản lý thực hiện dự án. Nhà thầu thi công là Công ty CP Đại Hoàn Cầu.
Các hạng mục thi công bao gồm: sửa chữa, thay thế các khe co giãn bị hỏng, tháo dỡ gờ chắn mở rộng mặt đường vào cầu; sửa chữa mặt đường bê tông nhựa phần cầu và đường dẫn lên cầu phía bờ phải sông Đà. Qua đó, đảm bảo tuổi thọ theo thiết kế cho công trình và tạo sự êm thuận, giảm thiểu ùn tắc các phương tiện tham gia giao thông khi qua cầu.
Theo kế hoạch, việc thi công cầu Hòa Bình sẽ được triển khai từ ngày 4/1 – 24/1. Để đảm bảo an toàn và tiến độ, chất lượng thi công, ngày 30/12/2015, Sở GTVT tỉnh đã ra văn bản yêu cầu phân luồng, phân tuyến phục vụ thi công. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa bàn thành phố và đảm bảo thi công, Sở GT-VT đề nghị cấm tất cả các loại xe cơ giới kể cả mô tô ba bánh có thùng đi qua cầu Hòa Bình (trừ xe mô tô hai bánh, xe gắn máy).
Bên cạnh đó, Sở GT-VT tỉnh đã làm việc với Công ty thủy điện Hòa Bình tạo điều kiện cho các phương tiện lưu thông qua hầm giao thông của Công ty để đi từ bờ phải sông Đà sang bờ trái sông Đà và ngược lại. Đồng thời, đề nghị các đơn vị chức năng triển khai phân luồng hướng dẫn giao thông đảm bảo việc đi lại của người dân và các phương tiện.
Tuy nhiên, thấy rõ những bất cập trong việc đi lại của người dân và di chuyển của các phương tiện vận tải, đồng thời nhằm giảm bớt khó khăn đối với người dân đi lại trong giờ cao điểm, ngày 4/1/2016, Sở GT-VT đã có văn bản trình UBND tỉnh đề nghị xem xét, chấp thuận thời gian phân luồng, tổ chức giao thông qua cầu Hòa Bình. Theo đó, từ ngày 4/1 – 24/1, việc cấm các phương tiện ô tô qua cầu Hòa Bình sẽ được thực hiện từ 8h sáng đến 11h, chiều từ 13h – 16h30, tối từ 18h30 đến 6h sáng hôm sau.
Bên cạnh cấm các phương tiện ô tô qua cầu Hòa Bình, Sở GT-VT tỉnh đã đề nghị nhà thầu tăng cường thêm nhân lực, trang thiết bị đẩy nhanh thi công nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng.
Công nhân Công ty CP Đại Hoàn Cầu vận chuyển, thay thế khe co giãn trên cầu Hòa Bình
Theo ông Đỗ Duy Việt, Giám đốc Công ty CP Đại Hoàn Cầu, trong thời gian qua, đơn vị luôn bố trí khoảng 15 nhân lực, cùng với các lực lượng chức năng đảm bảo công tác an toàn, phân luồng trên khu vực hai đầu cầu Hòa Bình. Trong thi công, cao điểm có lúc nhà thầu triển khai từ 40 – 50 công nhân, kỹ thuật là 3 ca liên tục, cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó, đơn vị còn tăng cường thêm nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại như thiết bị cào bê tông...nhằm đẩy nhanh nhất tiến độ.
Tính đến hiện nay, các hạng mục đang được triển khai như: sửa chữa, thay thế 6 khe co giãn trên cầu; tháo dỡ gờ chắn đoạn đường dẫn vào cầu phía bờ phải sông Đà; sửa chữa phần mặt bê tông nhựa phần cầu và đường dẫn lên cầu. Phấn đầu đến hết 21/1 sẽ hoàn thành dự án cải tạo cầu Hòa Bình, phục vụ nhân dân khu vực thành phố đi lại qua cầu Hòa Bình được an toàn, thuận tiện hơn.
Đại diện nhà thầu cũng cho biết đối với dự án sửa chữa cầu Hòa Bình là gói thầu nhỏ. Tuy nhiên lại có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt chính trị cũng như ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân dịp tết Nguyên đán đang cận kề. Chính vì vậy, nhà thầu đã có nhiều nỗ lực, không vì lợi nhuận nhằm thi công nhanh nhất có thể. Đồng thời, mong muốn người dân khu vực thành phố chia sẻ và tạo điều kiện bố trí thời gian qua lại cầu hợp lý, tạo điều kiện cho đơn vị thi công nhanh, an toàn, chất lượng và đúng thiết kế trong quá trình sửa chữa cầu Hòa Bình.
Hồng Trung
(HBĐT) - Ngày 8/1, Sở Công Thương đã tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm 2015, triển khai kế hoạch năm 2016. Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tới dự.
(HBĐT) - Sáng 8/1, Công ty Điện lực Hòa Bình đã tổ chức hội nghị Tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2015; triển khai nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch 2016-2020. Tới dự có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UVBCH T. Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Minh Tuấn, Phó Tổng GĐ Công ty Điện lực miền Bắc, lãnh đạo các, sở, ngành liên quan.
(HBĐT) - Với 2.000 con gà Lương Phượng đẻ trứng ấp, mỗi ngày, gia đình anh Phạm Hồng Hà và chị Nguyễn Thị Sinh, xóm Kẽm, xã Lâm Sơn (Lương Sơn) thu được từ 1.400 - 1.600 quả trứng, cho thu nhập 150 triệu đồng /năm. Đây là trang trại nuôi gà có quy mô lớn nhất của xã Lâm Sơn.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 2825/QĐ-UBND về công bố chỉ số cải cách hành chính (CCHC) năm 2015 của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
(HBĐT) - Những ngày đầu năm 2016, chúng tôi thăm và tìm hiểu một số mô hình chuyển đổi ngành nghề nông thôn để xây dựng NTM bền vững của xã Nhân Nghĩa (Lạc Sơn). Cơ sở sửa chữa máy nông nghiệp của ông Mạc Đức Nam, phố Vó thường xuyên có khách ghé thăm. ông Nam cho biết: Nhiều năm nay, được sự hỗ trợ, khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, tôi đã học hỏi nghề sửa chữa máy và ngày càng mở rộng quy mô. Cơ sở thường xuyên sửa chữa máy cày, máy làm đất, công nông. Việc làm khá ổn định vì Nhân Nghĩa là trung tâm của 7 xã vùng Cộng Hòa đang đưa mạnh cơ giới hóa vào sản xuất, cơ sở có việc làm và thu nhập ổn định.
(HBĐT) - Nhằm đảm bảo tăng nguồn thu ngân sách, năm 2015, UBND huyện Yên Thủy đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp gồm: tiếp tục miễn, giảm thuế để tháo gỡ khó khăn cho SX-KD. Thành lập BCĐ đôn đốc thu nộp ngân sách, nhằm chỉ đạo sâu sát các phần việc cụ thể: đôn đốc việc giao đất, đấu giá quyền sử dụng đất, thu hồi nợ đọng thuế ngoài quốc doanh.