Công tác dồn điền, đổi thửa ở huyện Yên Thuỷ thành công tạo thuận lợi cho việc đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp. ảnh: Nông dân xóm Trường Long, xã Ngọc Lương làm đất chuẩn bị sản xuất vụ đông xuân 2015-2016.
(HBĐT) - Với đặc điểm diện tích đất nông nghiệp ít lại phân bố nhỏ lẻ, manh mún, huyện Yên Thuỷ xác định việc dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) phù hợp với những xã vùng thấp có diện tích đất nông nghiệp tập trung. Qua gần 3 năm thực hiện đã mang lại hiệu quả tích cực cho sản xuất, nông dân có điều kiện đưa cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, áp dụng khoa học vào sản xuất.
Năm 2013 huyện Yên Thuỷ chỉ đạo làm điểm DĐĐT tại 3 xóm: Trường Long, Hổ 2, xã Ngọc Lương và xóm Ao Hay, xã Yên Trị. Huyện đã thành lập ban chỉ đạo DĐĐT từ huyện đến xã, các thôn triển khai họp bàn dân chủ, công khai cùng nhân dân. Khi mới triển khai, một số hộ chưa thấy được thuận lợi trong sản xuất, canh tác, đầu tư và bảo vệ nên còn băn khoăn, có sự so sánh về độ phì của đất, chất đất, thổ nhưỡng; chưa thấy được lợi ích lâu dài việc hình thành cánh đồng mẫu lớn, sản xuất hàng hoá nông sản bằng cơ giới hoá... Trước khó khăn đó, ban chỉ đạo DĐĐT đã đẩy mạnh tuyên truyền, cùng với sự vào cuộc tích cực của cấp uỷ, chính quyền, nên công tác DĐĐT nhận được sự đồng thuận cao trong nhân dân. Nhờ đó, năm 2013 huyện đã thực hiện thí điểm thành công DĐĐT tại 3 xóm, có 179 hộ thực hiện. Khi chưa dồn đổi có 1.648 thửa. sau khi thực hiện dồn đổi còn 508 thửa, diện tích 90,59 ha. Cùng với thực hiện DĐĐT, các xã đã quy hoạch, xây dựng lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng, trong đó đã đào đắp, làm mới được 9,4 km đường nội đồng; nạo vét, đào mới 17,4 km kênh mương; xây mới 1 bai tràn, 67 m kênh bê tông và 23 cống qua đường.
Phát huy những kết quả đã đạt được năm 2014, UBND huyện tiếp tục chỉ đạo nhân rộng thực hiện DĐĐT tại 13 xóm của 5 xã: Ngọc Lương, Yên Trị, Yên Lạc, Đoàn Kết, Lạc Lương. Đã có 1.203 hộ ở 13 xóm tham gia thực hiện DĐĐT với diện tích 401,49 ha. Tổng số thửa tại 13 xóm khi chưa dồn đổi là 8.114 thửa, sau khi thực hiện dồn đổi còn 3.176 thửa, giảm 4.938 thửa. Các xã đã kết hợp DĐĐT và quy hoạch, xây dựng lại hệ thống giao thông, thuỷ lợi, trong đó đã đào đắp, làm mới 45,56 km đường giao thông nội đồng; nạo vét, đào mới 80,62 km kênh mương; xây mới 1 bai tràn và kiên cố hoá 1,1 km kênh mương; lắp đặt 1.223 cống dẫn nước và cống qua đường. Tổng kinh phí thực hiện DĐĐT là 3,38 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện hỗ trợ 594, 7 triệu đồng, lồng ghép các nguồn vốn khác 900 triệu đồng, doanh nghiệp hỗ trợ 324,7 triệu đồng, nhân dân đóng góp công sức quy ra tiền 1,81 tỷ đồng. Trong năm 2015, huyện tiếp tục thực hiện DĐĐT tại 15 xóm thuộc các xã Ngọc Lương, Lạc Lương, Yên Trị, Yên Lạc, Bảo Hiệu, Phú Lai, Lạc Thịnh, Đoàn Kết và Hữu Lợi.
Hiện nay, huyện tiếp tục nhân rộng DĐĐT theo cách làm của 3 xóm đã thực hiện thí điểm, dành kinh phí để hỗ trợ công tác DĐĐT, đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các các hộ sau khi DĐĐT.
Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: Thành công trong công tác DĐĐT chính là đã tạo được sự đồng thuận cao trong nhân dân trên cơ sở dân biết dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng lợi. Qua gần 3 năm thực hiện DĐĐT đã khắc phục được đáng kể tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm 64,21%. Việc DĐĐT thành công đã tạo nhiều thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, gieo trồng các loại cây được thực hiện nhanh chóng hơn, ước tính đã giảm khoảng 40% ngày công lao động so với trước, giảm chi phí sản xuất khoảng 7 triệu đồng/ha. Kết quả này khiến người dân thực sự phấn khởi. Việc hình thành được những thửa ruộng lớn, cánh đồng lớn như hiện nay sẽ tạo ra cú hích mang tính đột phá để huyện Yên Thuỷ đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao. Trong thời gian tới, huyện sẽ tăng cường nguồn vốn đầu tư và huy động mọi nguồn lực để xây dựng NTM, có các chính sách thu hút, ưu tiên, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.
Đinh Thắng
(HBĐT) - Ngày 12/1, Bưu điện tỉnh đã tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động năm 2015 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2016. Dự hội nghị có các đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; đại diện Công ty Phát hành báo chí Trung ương và một số sở, ngành của tỉnh.
(HBĐT) - BCH Đảng bộ tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 02-NQ/TU, ngày 28/12/2015 về phát triển CN – TTCN giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025.Nghị quyết đề ra mục tiêu cụ thể:
(HBĐT) - Ngày 12/01, Sở Xây dựng tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2016. Đồng chí Bùi Văn Khánh, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo hội nghị. Tới dự còn có đồng chí Đỗ Văn Quảng, Phó Chủ tịch Công đoàn Xây dựng Việt Nam.
(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2020 ngành NN & PTNT.
(HBĐT) - Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 193/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 219/2013/TT-BTC về thuế giá trị gia tăng (GTGT). Theo đó, ngoài các trường hợp cơ sở kinh doanh không phải kê khai, nộp thuế theo Khoản 7, Điều 5 -Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 193/2015/ TT-BTC bổ sung trường hợp sau:
(HBĐT) - Tỉnh ta với diện tích đất phần lớn là đồi rừng, có nhiều bãi chăn thả, nguồn thức ăn trong tự nhiên dồi dào, thuận tiện cho việc chăn thả gia súc, trâu, bò sinh sản và nuôi thịt là một trong những nghề truyền thống của người dân trong tỉnh. Tuy nhiên, chăn nuôi còn nhỏ lẻ, chưa tập trung, người chăn nuôi ít áp dụng tiến bộ KH-KT về giống, các quy trình kỹ thuật, lợi dụng thức ăn sẵn có trong tự nhiên là chính nên việc vỗ béo bò thịt hầu như không có, đã làm giảm hiệu quả chăn nuôi, tạo ra sản phẩm có chất lượng chưa cao, giảm hiệu quả kinh tế. Từ đó, nghề chăn nuôi bò phát triển không tương xứng với tiềm năng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.