(HBĐT) - Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 và triển khai kế hoạch năm 2016, kế hoạch 5 năm 2016-2020 ngành NN & PTNT.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trước hết, ngành nông nghiệp từ Trung ương đến địa phương phải đặc biệt quan tâm việc cập nhật, bổ sung, hoàn thiện thể chế, hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách, nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước để phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, cải thiện đời sống nông dân mạnh hơn, tốt hơn, hiệu quả hơn.
Trong từng lĩnh vực đều phải rà soát lại và chủ động đề xuất cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực của xã hội, tạo điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, xây dựng nông thôn hiệu quả và cạnh tranh tốt hơn, bởi đây là lĩnh vực khó khăn nhưng có ý nghĩa chiến lược của đất nước.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt tái cơ cấu ngành nông nghiệp với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh, nâng cao thu nhập, đời sống của nông dân. Trong tái cơ cấu, phải làm đồng bộ, đặc biệt quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy đưa khoa học công nghệ vào sản xuất ở tất cả các khâu từ giống, đến quy trình sản xuất, chế biến, bảo quản để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất
Đồng thời khi đã hội nhập sâu rộng, mở cửa thị tường, ngành nông nghiệp một mặt phải nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm để đẩy mạnh xuất khẩu; mặt khác cần phải thực hiện tốt việc bảo vệ thị trường trong nước, bảo vệ người sản xuất bằng những biện pháp, hàng rào kỹ thuật phù hợp với thông lệ và các cam kết quốc tế.
Rà soát, có cơ chế, chính sách nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất đa dạng để tổ chức sản xuất hàng hóa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị có chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh cao.
Bên cạnh đó chú trọng tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước của ngành, trong đó đẩy mạnh tái cơ cấu các nông lâm trường quốc doanh theo hướng hiệu quả hơn, chất lượng cao hơn, tốt hơn. Trong tái cơ cấu nông lâm trường phải có phương án, đề án cụ thể đối với từng nông lâm trường như đã thực hiện đối với các doanh nghiệp nhà nước vừa qua và phải tạo chuyển biến rõ nét ngay từ năm 2016 và các năm tới, không để kéo dài thêm.
Khuyến khích DN phát triển sản xuất khu vực nông thôn
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu ngành nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn một cách bền vững, trong đó đặc biệt tập trung vào tái cơ cấu sản xuất, tăng thu nhập cho người nông dân.
Sử dụng có hiệu quả nguồn lực Nhà nước và huy động có hiệu quả nguồn lực từ xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn; quan tâm xây dựng các cơ chế, chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào công nghiệp, phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ ở khu vực nông thôn, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, rút bớt lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác để nâng cao đời sống, thu nhập của cư dân nông thôn.
Ngành nông nghiệp tập trung chỉ đạo, quản lý tốt, hiệu quả vật tư nông nghiệp và bảo đảm nâng cao chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm; phải thực sự tạo chuyển biến rõ nét công tác quản lý lĩnh vực này trong năm 2016 và các năm tới.
Theo nhiều dự báo, nước ta là một trong số ít các quốc gia trên thế giới sẽ chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nước biển dâng và trên thực tế thời tiết, khí hậu ở nước ta ngày càng cực đoan; cường độ, tần suất bão lũ, nắng hạn không ngừng tăng lên. Vì vậy, ngay từ năm 2016, ngành nông nghiệp phải đặc biệt quan tâm, chủ động xây dựng kế hoạch phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai; hỗ trợ kịp thời người dân khôi phục sản xuất; triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; củng cố và phát triển hệ thống thủy lợi; bảo vệ và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
PV(TH)
(HBĐT) - Chí Đạo là xã đặc biệt khó khăn của huyện Lạc Sơn. Bắt tay vào xây dựng NTM, xã xác định việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và huy động sức dân xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn là 2 nhiệm vụ trọng yếu. Đến nay, KT-XH của xã đã có những bước chuyển biến đáng ghi nhận, là nền tảng để xã tiến nhanh hơn trong xây dựng NTM.
(HBĐT) - BTV Tỉnh uỷ vừa ban hành Kết luận số 12, ngày 28/12/2015 về nội dung Đề án nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu (HXK) tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030.
(HBĐT) - Tết Nguyên đán Bính Thân đang đến gần. Đây là thời điểm sôi động nhất trong năm của thị trường vì sức mua tăng cao. Tại các chợ, siêu thị, cửa hàng đã bắt đầu bày bán nhiều hoàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng Tết. Lợi dụng dịp này, tội phạm buôn lậu hàng cấm, hàng giả, gian lận thương mại cũng gia tăng hoạt động.
(HBĐT) - Dự án sửa chữa đột xuất và cấm một số phương tiện qua cầu Hòa Bình trong thời gian vừa có thể đã gây ít nhiểu khó khăn đối với một số phương tiện vận tải hàng hóa, vận tải hành khách cũng như việc đi lại của người dân trên địa bàn thành phố Hòa Bình. Mặc dù vậy, đơn vị chủ đầu tư cùng nhà thầu đã hết sức nỗ lực, đảm bảo phân luồng, đẩy nhanh thi công nhằm đạt đúng tiến độ đề ra, phục vụ người dân đi lại một cách tốt nhất.
(HBĐT) - Những năm qua, ngoài đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu ở nông thôn, huyện Lạc Thuỷ đặc biệt quan tâm phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, trong đó, nổi bật là việc hình thành và duy trì hoạt động có hiệu quả hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình tổ hợp tác và HTX. Việc quan tâm phát triển loại hình kinh tế tập thể là biện pháp hữu hiệu giúp phát huy nguồn lao động dồi dào của khu vực nông thôn, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM.
(HBĐT) - Cùng với các địa phương trong tỉnh, nông dân huyện Mai Châu đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cho vụ chiêm xuân. Khí thế lao động, sản xuất đầu vụ dễ dàng bắt gặp trên đồng đất các xã từ vùng đồi đất, thung lũng đến các chân ruộng cấy.