Các loại nông sản có lợi thế cạnh tranh cao như ngọn su su Quyết Chiến, tỏi tía Mai Châu... được tỉnh lựa chọn để đăng ký xây dựng thương hiệu và hướng tới các thị trường khó tính.

Các loại nông sản có lợi thế cạnh tranh cao như ngọn su su Quyết Chiến, tỏi tía Mai Châu... được tỉnh lựa chọn để đăng ký xây dựng thương hiệu và hướng tới các thị trường khó tính.

(HBĐT) - Việc xây dựng thương hiệu có vai trò như “chắp thêm đôi cánh” giúp nông sản vươn ra thị trường lớn và xác lập niềm tin để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn sản phẩm. Nhận thức rõ điều đó, các ngành chức năng và một số địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện hành trình “chắp cánh thương hiệu” cho các loại nông sản chủ lực của Hòa Bình. Trên chặng đầu của cuộc hành trình đầy thách thức, đã xuất hiện những “đôi cánh” đầu tiên dành cho những nông sản nổi bật nhất, có những giá trị đặc thù nhất.

 

“Đôi cánh thương hiệu” đầu tiên dành cho sản phẩm cam của huyện Cao Phong. Đây là nông sản đầu tiên và duy nhất (đến thời điểm này) của tỉnh đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Theo đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH&CN: Việc đăng ký thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam Cao Phong được coi là bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh. Với kết quả quan trọng này, ngành KH&CN sẽ hướng tới mục tiêu xa hơn, đó là từng bước xây dựng bộ tiêu chuẩn canh tác thống nhất cho cam Cao Phong. Như vậy, trên hành trình “chắp cánh thương hiệu” cho cam Cao Phong, nông sản tiêu biểu sẽ được tiếp thêm sức mạnh để vươn ra các thị trường lớn, bước vào các siêu thị, hướng tới xuất khẩu và mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp chế biến tại vùng đất này.

 

Cùng với quyết tâm dành cho sản phẩm cam Cao Phong, lộ trình xây dựng thương hiệu đã được hoạch định đối với các nông sản chủ lực khác của tỉnh. Ngành KH&CN đã tích cực phối hợp với các địa phương triển khai các hoạt động nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm. Kết quả là đến nay đã xây dựng được nhãn hiệu tập thể cho mía tím Hòa Bình, hạt dổi Lạc Sơn, lặc lày hữu cơ Lương Sơn, rượu cần Hòa Bình, dệt thổ cẩm Mai Châu... Bên cạnh đó, đang tiến tới xây dựng thương hiệu cho bưởi Tân Lạc, đăng ký nhãn hiệu cho tỏi tía Mai Châu, khoai sọ Phúc Sạn, mật ong Đà Bắc, quýt Nam Sơn, gà đồi Lạc Sơn, ngọn su su Quyết Chiến...

 

Trao đổi về diễn biến này, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhìn nhận: Trên hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản Hòa Bình, điều đáng ghi nhận là các địa phương trong tỉnh đều xác định được những nông sản chủ lực có lợi thế cạnh tranh cao. Thực tế đã cho thấy, nhiều loại nông sản của Hòa Bình có chất lượng cao và những giá trị đặc thù nhưng do thương hiệu mờ nhạt nên khó vươn ra thị trường lớn, giá bán và lợi nhuận thấp. Chính vì vậy, để nâng cao giá trị cho nông sản, giải pháp quan trọng hàng đầu là đầu tư xây dựng thương hiệu. Để làm được điều đó, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý Nhà nước và những giải pháp cụ thể, đồng bộ.

 

Về sự vào cuộc của UBND tỉnh, những năm gần đây và đặc biệt trong giai đoạn 2011 - 2015, UBND tỉnh đã ban hành nhiều quyết sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trong đó, xác định sẽ đẩy mạnh đầu tư kinh phí cho các hoạt động xây dựng nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm thuộc phạm vi quy định. Đối với các loại hàng hóa nông sản, UBND tỉnh ban hành quy chế hỗ trợ tiêu thụ, quy định một số cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất hàng hóa trong lĩnh vực trồng trọt, áp dụng hỗ trợ phát triển sản xuất các loại cây trồng: cây ăn quả có múi (cam, quýt, bưởi), rau an toàn (bao gồm rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn quả, rau gia vị) thuộc vùng sản xuất hàng hóa tập trung nằm trong vùng quy hoạch... Bám sát định hướng chung, sự vào cuộc của UBND các huyện, thành phố cũng khá quyết liệt khi chú trọng thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển một số cây trồng chủ lực của địa phương: Huyện Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Thủy thực hiện nghị quyết về phát triển cây ăn quả có múi. Huyện Yên Thủy áp dụng các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất trồng trọt trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khuyến khích các sản phẩm có chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Huyện Cao Phong hỗ trợ phát triển cam theo tiêu chuẩn VietGap. Thành phố Hòa Bình hỗ trợ sản xuất rau an toàn... Xuyên suốt hành trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một quyết tâm chung “chắp cánh thương hiệu” cho nông sản Hòa Bình để thúc đẩy sản xuất bền vững, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.

 

                                                                                

                                                                       Thu Trang

 

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo huyện Đà Bắc tặng giấy khen cho các tập thể xuất sắc.
Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành dự án Đường Hòa Lạc - thành phố Hòa Bình vào năm 2016.
Đường từ trung tâm xã Xuân Phong lên xóm Mừng đang được đẩy nhanh thi công.
Nhờ sự chung sức, đồng lòng giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và người dân, hệ thống đường giao thông ở xã Quy Mỹ (Tân Lạc) đã cơ bản đạt chuẩn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế

Gần 2 tấn mạ và 79 ha lúa bị chết do rét và ngập úng

(HBĐT) - Theo thống kê của phòng NN &PTNT huyện Lạc Thủy, tính đến hết ngày 28/1, rét đậm, rét hại đã làm 1, 8 tấn mạ trên địa bàn huyện bị chết rét, 79 ha lúa, trên 10 ha bí xanh và nhiều diện tích ngô mới gieo nguy cơ bị chết rét và ngập úng do nước mưa dồn đọng nhiều ngày.

Thể lệ Cuộc thi tìm hiểu các loại mô hình Hợp tác xã kiểu mới

(HBĐT) - Ban tổ chức cuộc thi tìm hiểu các loại mô hình Hợp tác xã (HTX) kiểu mới vừa ban hành thể lệ cuộc thi trên địa bàn tỉnh. Xin giới thiệu nội dung chính thể lệ cuộc thi cùng bạn đọc.

Chống gian lận thương mại để bảo vệ thương hiệu, danh tiếng cam Cao Phong

(HBĐT) - Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Quả cam nơi miền “đất gió” kết tinh hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu sáng giá, chiếm được niềm tin của khách hàng không chỉ ở khu vực phía Bắc mà vươn xa khắp cả nước. Tuy nhiên, thực tế đang đặt ra những vấn đề trong bảo vệ thương hiệu cam Cao Phong.

Bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn của người dân dịp tết Bính Thân 2016

(HBĐT) - Lực lượng chức năng đang trung triển khai kế hoạch phục vụ vận tải dịp Tết Nguyên đán và lễ hội xuân Bính thân 2016 bảo đảm nhu cầu đi lại an toàn của cán bộ và người dân. Trong đó sẽ xử lý nghiêm các đơn vị vận tải bỏ chuyến trên tuyến cố định, tự ý tăng giá cước sai với giá cước đã kê khai, các đơn vị không chấp hành các quy định về kinh doanh vận tải, các vi phạm chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng, chạy vòng vo, tranh giành khách, vi phạm về nồng độ cồn, xe không có vé phục vụ hành khách, bảo đảm cán bộ, nhân dân được đi lại thuận tiện, an toàn, không để người dân phải ngủ lại qua đêm do không có phương tiện vận chuyển.

Hãy cứu lấy “sản nghiệp” bị đe dọa bởi thiên tai

(HBĐT) - Trải qua 4 ngày diễn biến thời tiết cực đoan, đàn gia súc của tỉnh đã thiệt hại đáng kể do chịu ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét sâu, có nơi xuất hiện băng tuyết với nhiệt độ thấp nhất đo được – 20C. Tính đến 15h ngày 26/1, đã có 201 con trâu, bò bị chết rét, thiệt hại ước tính lên tới vài tỷ đồng.

Từ Mai Hoàng Sơn đến diện mạo nông thôn ở Mai Hịch

(HBĐT) - Cách trung tâm huyện Mai Châu 14km, Mai Hịch gồm 7 xóm, hơn 900 hộ, 3987 nhân khẩu. Qua 5 năm thực hiện xây dựng NTM, xã đạt 11/19 tiêu chí là: Quy hoạch, giao thông, thuỷ lợi, điện, trường học, hình thức tổ chức sản xuất, giáo dục, văn hoá, môi trường, hệ thống tổ chức CT-XH, AN TT-XH. Có được thành quả đó là nhờ nỗ lực không ngừng của cán bộ và nhân dân địa phương đưa Mai Hịch từng bước chuyển mình trong xây dựng NTM.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục