Một góc sân golf Phượng Hoàng.
(HBĐT) - Cách Hà Nội 38 km, sân golf Phượng Hoàng nằm trên địa bàn xã Lâm Sơn (Lương Sơn), trải rộng trên diện tích 311,7 ha. Với địa hình núi non kỳ vĩ, phong cảnh hữu tình, Phượng Hoàng đã khéo chọn cho mình địa thế đẹp. Vì vậy, nơi đây còn được ví von như “Hạ Long trên đất liền”.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2005, sân golf Phượng Hoàng được thiết kế hài hòa và đầy thơ mộng, gồm 3 sân: Phoenix Course do Golf Plan (Mỹ) thiết kế, Champion Course do Song Ho (Hàn Quốc) thiết kế và Dragon Course do Japanese Company (Nhật Bản)?thiết kế.?Với những đặc trưng riêng của mỗi quốc gia sẽ mang đến cho người chơi những trải nghiệm khác lạ, tuyệt vời. Một trong 3 đường của sân golf đều sử dụng các đường golf khắc nghiệt và uốn lượn màu xanh lá cây như định tuyến tìm kiếm thông minh thông qua các núi đá vôi độc đáo.
Sân golf Phượng Hoàng được thiết kế xây dựng 54 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế với thảm cỏ xanh được chăm sóc, xén tỉa mỗi ngày, những con đường nhỏ uốn mình vòng quanh mép hồ, các rặng cây, núi đá vôi. Do được kế thừa những ưu thế về địa hình và cảnh quan thiên nhiên độc đáo nên sân golf Phượng Hoàng để lại nhiều ấn tượng với các golf thủ khi đến chơi.
Đặc biệt, sân golf Phượng Hoàng là khu nghỉ dưỡng lớn nhất ở miền Bắc nên khi lựa chọn, các golf thủ và du khách có thể kết hợp nghỉ dưỡng để cảm nhận hết không gian yên bình của núi rừng. Cho đến nay, sân golf Phượng Hoàng luôn là điểm đến lý tưởng thu hút ngày càng nhiều khách du lịch từ các nước trên thế giới đến đánh golf và thăm quan. Phượng Hoàng đang phấn đấu trở thành một trong 100 sân golf tốt nhất thế giới.
Ngoài ra, sân golf Phượng Hoàng còn cung cấp các dịch vụ phục vụ nghỉ ngơi, giải trí khác bao gồm: khách sạn 5 sao 190 phòng với các thiết bị cao cấp và đang có kế hoạch xây dựng 50 biệt thự, nhà câu lạc bộ được ốp đá nhập khẩu từ nước ý. Khi hoàn thành, sân golf Phượng Hoàng sẽ thực sự trở thành một viên ngọc quý về cảnh quan, du lịch trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Kể về sự phát triển của sân golf Phượng Hoàng, Ngài Lee Dae Bong, Chủ tịch Tập đoàn Chamvit (Hàn Quốc), trong đó Công Ty TNHH sân golf Phượng Hoàng là một thành viên cho biết: Từ khi đi vào hoạt động, sân golf luôn tăng trưởng cao và phát triển ổn định, vững chắc trên các chỉ tiêu cơ bản. Cụ thể, doanh thu từ năm 2007 - 2015 đạt trên 866 tỷ đồng, nộp NSNN (từ năm 2005 - 2015) đạt 220 tỷ đồng (riêng năm 2015, nộp ngân sách 30 tỷ đồng).
Thực tế trong những năm qua, sân golf Phượng Hoàng không ngừng chăm lo phát triển nguồn nhân lực, thực hiện tốt các chính sách với người lao động như tiền lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, vệ sinh an toàn lao động. Hiện sân golf tạo việc làm cho 450 lao động Việt Nam, trong đó có gần 180 lao động có việc làm thường xuyên, ổn định, thu nhập bình quân từ 4 - 5 triệu đồng/người/ tháng. Tỷ lệ nội địa hóa và liên kết với các doanh nghiệp Việt
Từ những kết quả đạt được, tập thể lãnh đạo, nhân viên sân golf không ngừng nỗ lực đổi mới, nghiên cứu, đầu tư ứng dụng công nghệ tiên tiến. Qua đó luôn tạo ra những sản phẩm và dịch vụ có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế, có những sáng tạo trong công tác quản lý tái cấu trúc doanh nghiệp, tiết kiệm chi phí quản lý kinh doanh.
Với những thành tích đạt được cũng như đóng góp đáng kể vào ngân sách của tỉnh, sân golf Phượng Hoàng đã được các bộ, ngành, địa phương trao tặng những phần thưởng cao quý như: Huy chương “Vì sự nghiệp VH-TT&DL”, Sách Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục sân golf Phượng Hoàng là sân golf có nhiều lỗ nhất năm 2012; bằng khen của UBND tỉnh vì đã có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành nghĩa vụ nộp thuế đối với Nhà nước. Cá nhân Ngài Lee Dea Bong, Chủ tịch Công ty TNHH Sân golf Phượng Hoàng cũng được UBND tỉnh tặng bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong việc đóng góp xây dựng quỹ học bổng học sinh nghèo vượt khó tỉnh...
Hồng Trung
(HBĐT) - Lương Sơn - vùng cửa ngõ của tỉnh đang nắm bắt những cơ hội để chuẩn bị hành trang tăng tốc cho tương lai. KCN Lương Sơn tiếp tục minh chứng cho tính đúng đắn trong định hướng thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.
(HBĐT) - Xuân về, trên các sườn đồi, đất bãi trải dài màu xanh của cây mía tím. Những cây mía sẫm màu mật ngọt như nét đặc trưng của người dân vùng núi tỉnh Hòa Bình. Và cũng chẳng biết từ bao giờ, cây mía tím giống như một biểu tượng của tâm linh, của sự giao hòa đất, trời. Chính vì vậy, theo truyền thống, trong những ngày Tết, người dân thường bày cây mía tím hai bên bàn thờ cho đến hết rằm tháng giêng để mong cho một năm mới tràn đầy ngọt lành.
(HBĐT) - Việc xây dựng thương hiệu có vai trò như “chắp thêm đôi cánh” giúp nông sản vươn ra thị trường lớn và xác lập niềm tin để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn sản phẩm. Nhận thức rõ điều đó, các ngành chức năng và một số địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện hành trình “chắp cánh thương hiệu” cho các loại nông sản chủ lực của Hòa Bình. Trên chặng đầu của cuộc hành trình đầy thách thức, đã xuất hiện những “đôi cánh” đầu tiên dành cho những nông sản nổi bật nhất, có những giá trị đặc thù nhất.
(HBĐT) - Ngày 2/2, Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2015, triển khai công tác tín dụng năm 2016.
(HBĐT) - Cận Tết Nguyên đán, chúng tôi có dịp cùng đoàn cán bộ Sở GTVT đi khảo sát các tuyến đường giao thông trong tỉnh. Trải qua cung đường đang cải tạo, nâng cấp gập gềnh đôi chút, xe bon bon trên tuyến đường 433 đến các xã vùng cao huyện Đà Bắc. Đường uốn lượn trong trùng điệp vùng cao.
(HBĐT) - Những ngày cuối năm, chúng tôi có dịp lên khu tái định cư (TĐC) xóm Mừng, xã Xuân Phong (Cao Phong). Con đường cheo leo bên những sườn đồi đang được bê tông hóa.