Một công đoạn trong dây chuyền sản xuất của Nhà máy ứng dụng thực hành dệt kim  công ty CP 26/3 Hòa Bình.

Một công đoạn trong dây chuyền sản xuất của Nhà máy ứng dụng thực hành dệt kim công ty CP 26/3 Hòa Bình.

(HBĐT) - Mấy năm gần đây, cụm từ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được nhắc đến khá dày đặc trong các diễn đàn phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Theo đó cũng có rất nhiều quyết sách được ban hành để giúp doanh nghiệp vượt khó. Tuy nhiên, sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp (DN) tỉnh ta hiện tại vẫn đang là điều đáng quan tâm.

 

   Theo số liệu thống kê của UBND tỉnh, trên địa bàn hiện có 424 dự án, trong đó có 32 dự án FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng nguồn vốn đăng ký 468 triệu USD và 392 dự án đầu tư trong nước với tổng nguồn vốn đăng ký 48.425 tỷ đồng. Trong đó, 64 dự án đầu tư trong các KCN, hiện có 42 dự án đã đi vào hoạt động SX- KD, doanh thu năm 2015 ước đạt 8.675 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 293 triệu USD, nộp ngân sách Nhà nước 225 tỷ đồng. Trong năm 2015, có 380 DN, chi nhánh đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký 2.500 tỷ đồng. Hiện tại, trên địa bàn tỉnh có khoảng 2.200 DN và hơn 300 chi nhánh, văn phòng đại diện với số vốn đăng ký gần 22.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, hiện chỉ có khoảng 1.800 DN, tương ứng với 83,2% DN hoạt động, còn khoảng trên 300 DN không hoạt động (tạm ngừng SX-KD). Điều này không mới, nhưng cho thấy một thực tế là sức khỏe của cộng đồng DN nói chung, DN dân doanh nói riêng  trên địa bàn có dấu hiệu phục hồi chậm.

 

   Là một trong những thành viên BCH Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, bà Quách Thị Thuần, Phó Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Công thương Hòa Bình nhận định: Sở dĩ số DN trên địa bàn ngừng hoạt động lớn như vậy là bởi DN của tỉnh ta chủ yếu là DN nhỏ và vừa, thậm chí là siêu nhỏ. Hạn chế về nguồn vốn, KH-KT, chất lượng nguồn nhân lực, kỷ luật lao động, chất lượng sản phẩm, khả năng cạnh tranh kém. Thêm vào đó, DN ở Hòa Bình phần đa là hoạt động ở lĩnh vực xây lắp (60%), doanh thu chủ yếu phụ thuộc vào các nguồn vốn đầu tư xây dựng từ ngân sách Nhà nước nên khi thực hiện chính sách thắt chặt đầu tư công đã rơi vào thế khó khăn, nhiều DN phải ngừng hoạt động. Để góp phần gỡ khó cho DN trên địa bàn, theo bà Quách Thị Thuần: Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh cần tăng cường việc hỗ trợ, tìm kiếm khách hàng mới, mở rộng thị trường để tiếp cận nguồn vốn. Nghiên cứu về hành lang pháp lý để nắm bắt thông tin làm cầu nối cho DN giúp đỡ lẫn nhau. Đối với các DN, cần chủ động nâng cao năng lực quản trị, trình độ KHCN, chất lượng nguồn nhân lực; tích cực tìm hiểu thị trường, xác định lợi thế để chủ động tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tỉnh quan tâm đốc thúc việc thành lập quỹ phát triển doanh nghiệp của tỉnh. Đẩy nhanh thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản của các cấp, các ngành. Đồng thời, tạo điều kiện và hỗ trợ các DN trong tỉnh nhận thầu các công trình xây dựng cơ bản mới. Cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. ứng dụng KH-CN để nâng cao chất lượng sản phẩm đặc thù của tỉnh. Có chính sách ưu đãi về thuế để hỗ trợ DN vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.

 

   Cùng chung nỗi niềm trăn trở trước con đường vượt khó của DN, ông Hoàng Minh Giám, Giám đốc Công ty Thương mại - xây dựng Thanh Giám bày tỏ: Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã quan tâm, tạo điều kiện về hành lang pháp lý để DN trên địa bàn mở rộng SX-KD, đầu tư KH-CN vào SX-KD, khuyến khích các DN phát huy nội lực, tiềm năng sẵn có  để phát triển. Tuy nhiên, hiện tại tuy lãi suất ngân hàng có giảm nhưng DN vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn (vì điều kiện để vay vốn cao, DN không có đủ tài sản để thế chấp). Thiếu vốn  cũng đồng nghĩa với việc DN mất đi cơ hội hợp tác, SX-KD. Để khắc phục vấn đề này, cộng đồng DN tỉnh Hòa Bình rất mong Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - chi nhánh Hòa Bình phối hợp với Sở Công Thương, Cục Thuế, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh và các cơ quan hữu quan rà soát hoạt động SX-KD của DN. Qua đó thấy được năng lực, khả năng phát triển của từng DN để có cơ chế mở là sự bảo lãnh, tín chấp để DN được tiếp cận vốn, nắm lấy thời cơ và cơ hội để SX-KD. Có chính sách giãn nợ thuế cho các DN gặp khó khăn do việc tồn đọng hàng hóa chưa tiêu thụ được. Hiệp hội DN tỉnh ta mới được thành lập và đi vào hoạt động rất cần có kinh phí để duy trì. Mong chính quyền các cấp và các sở, ngành quan tâm tạo điều kiện  để mỗi chi hội DN trong tỉnh có thêm việc làm trên địa bàn để gây quỹ hội.

 

Từ thực tiễn hoạt động SX- KD, đại diện cho cộng đồng DN đã đề xuất tâm tư, nguyện vọng và cũng là những giải pháp mong cấp ủy, chính quyền và các  cơ quan liên quan quan tâm chia sẻ để chặng đường vượt khó của DN bớt gian nan.

                                                                   

                                                                             Thúy Hằng

 

Các tin khác

Đường giao thông nông thôn xóm Hày, xã Bắc Sơn (Tân Lạc)  được cứng hóa đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân.
HTX Vận tải hành khách Hòa Bình khai thác tốt các tuyến  vận tải khách liên tỉnh, từ đó đạt doanh thu ổn định,  đảm bảo lợi ích kinh tế cho các thành viên.
Không có hình ảnh
Nhân dân xã Cao Sơn làm đất, trồng cây dong riềng năm 2016.

Mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định quy định việc mua sắm tài sản nhà nước theo phương thức tập trung.

Tăng mức cho vay hộ gia đình vùng khó khăn

(HBĐT) - Theo Quyết định 306/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ 15/3/2016, mức vốn cho vay đối với một hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tối đa là 50 triệu đồng thay vì được vay tối đa 30 triệu đồng như hiện nay.

Thương nhân vùng khó khăn được vay NHCSXH đến 50 triệu đồng

(HBĐT) - Theo quy định mới của Thủ tướng Chính phủ, thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế được vay tối đa 50 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để hoạt động thương mại tại vùng khó khăn.

Toàn tỉnh trồng trên 8.900 ha cây màu vụ xuân

(HBĐT) - Vụ xuân năm nay toàn tỉnh có kế hoạch trồng 49.415 ha rau, màu, chủ yếu là cây ngô, sắn, lạc, mía, rau các loại. Tính đến ngày 25/2, các huyện, thành phố trồng được 8.909 ha, tăng 1.903 ha so với kỳ trước. Trong đó, đã trồng 2.259 ha ngô, 1.016 ha sắn, 1.701 ha mía, 24 ha đậu tương và trên 2.000 ha rau các loại.

Lãnh đạo tỉnh làm việc với Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước

(HBĐT) - Sáng 26/2, Thường trực Tỉnh ủy đã làm việc với Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) do ông Nguyễn Đức Chi, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty làm trưởng đoàn đến tìm hiểu cơ hội hợp tác triển khai các dự án đầu tư vào tỉnh ta. Tiếp đoàn có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, Ủy viên BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo và chuyên viên một số sở, ngành.

Kiểm tra tình hình thực hiện NTM xã Xuất Hoá, Lạc Sơn

(HBĐT) - Ngày 25/2, UBND tỉnh tổ chức buổi làm việc kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Xuất Hoá, huyện Lạc Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn. Cùng dự có lãnh đạo Sở NN&PTNT, Văn phòng UBND tỉnh và lãnh đạo huyện Lạc Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục