Nông dân thôn Sấu Thượng, xã Thanh Lương (Lương Sơn) lấy nước vào ruộng lúa vụ chiêm - xuân.

Nông dân thôn Sấu Thượng, xã Thanh Lương (Lương Sơn) lấy nước vào ruộng lúa vụ chiêm - xuân.

(HBĐT) - Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - thủy lợi Nam Sơn, trụ sở tại thôn Sấu Thượng, xã Thanh Lương (Lương Sơn) được thành lập cuối năm 2014, chính thức đi vào hoạt động năm 2015. Địa bàn hoạt động tại 5 xã vùng nam huyện Lương Sơn: Cao Dương, Thanh Lương, Hợp Thanh, Tân Thành, Hợp Châu. Ngành nghề của HTX theo giấy chứng nhận đăng ký: cung ứng các loại giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV; quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi, điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp; duy tu, bảo dưỡng định kỳ hàng năm các công trình; sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi; phòng, chống hạn, úng; hợp đồng tưới tiêu với các hộ dùng nước. Tuy nhiên, qua 1 năm hoạt động, HTX chỉ mới thực hiện việc điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp.

   Ông Bùi Hùng Việt, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp - thủy lợi Nam Sơn cho biết: “HTX hợp đồng đặt hàng cung ứng và sử dụng dịch vụ cấp nước, tưới nước, tiêu nước trên địa bàn 5 xã vùng nam với phòng NN&PTNT huyện Lương Sơn. Trước đây, phòng ký hợp đồng thực hiện việc này với Công ty Khai thác công trình thủy lợi tỉnh. Theo hợp đồng năm 2015, HTX điều tiết nước cho 458 ha vụ chiêm - xuân và 640,5 ha vụ mùa. HTX đã tổ chức, vận động nhân dân nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Rà soát các hư hỏng, lập hồ sơ quản lý. Nắm lịch sản xuất của các xã để điều tiết nước hợp lý như áp dụng biện pháp tưới luân phiên. Trao đổi thông tin về vấn đề sử dụng nước với cán bộ giao thông thủy lợi và các trưởng xóm của 5 xã. Thực tế, HTX đã điều tiết nước cho 837,1 ha, đạt 76,2% so với hợp đồng. Trong đó, 427,2 ha vụ chiêm - xuân, 409,9 ha vụ mùa (17,3 ha diện tích cây màu). Nguyên nhân do vụ mùa các xã vùng nam Lương Sơn hạn nặng, không có nguồn bơm tát chống hạn. Một số công trình bị chồng chéo diện tích quản lý với Công ty Khai thác công trình thủy lợi như hồ Suối Sỏi, xã Tân Thành. Một số công trình trên thực tế diện tích tưới không đạt theo như danh mục. Hiện, nguồn thu của HTX phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiền cấp bù thủy lợi phí, phần điều tiết nước. Trong đó, chi trả cho tham gia điều tiết của các xã 50%. Việc ký hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ cấp nước, tưới nước, tiêu nước năm 2016 đến nay vẫn chưa thực hiện”.

   Ông Bùi Văn Nhật, Chủ tịch UBND xã Thanh Lương (Lương Sơn) nhận xét: Từ khi HTX Dịch vụ nông nghiệp - thủy lợi Nam Sơn đi vào hoạt động cơ bản chưa có thay đổi về lĩnh vực thủy lợi so với trước đây. Nếu như vậy thì chỉ như “bình mới, rượu cũ”. 

   Ngày 21/8/2015, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1544 phê duyệt kế hoạch thí điểm giao các HTX quản lý, khai thác, kinh doanh công trình nước sạch nông thôn, chợ nông thôn, công trình thủy lợi. Mục đích nhằm cụ thể hóa chủ trương của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về củng cố, phát triển kinh tế tập thể và giao các HTX quản lý, khai thác, kinh doanh các lĩnh vực nêu trên đang hoạt động thiếu hiệu quả gây lãng phí, thất thoát tài sản của Nhà nước. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các HTX mở rộng ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh, khai thác tối đa lợi thế, tiềm năng của HTX tại khu vực nông thôn, thúc đẩy HTX phát triển. Theo đó, giao cụm công trình thủy lợi phân cấp cho UBND huyện Lương Sơn quản lý, kinh doanh, khai thác tại 5 xã vùng nam Lương Sơn cho 1 HTX trên địa bàn. Đến nay, HTX Dịch vụ nông nghiệp - thủy lợi Nam Sơn là HTX duy nhất trong vùng đủ tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực này. Theo kế hoạch, thời hạn giao thí điểm là 10 năm tính từ thời điểm được UBND cấp có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án quản lý, khai thác, kinh doanh công trình của HTX. HTX hoàn thiện hồ sơ đăng ký; lập phương án gửi UBND huyện tổng hợp trước ngày 15/9/2015. UBND huyện thẩm định, thông báo kết quả và phê duyệt phương án trước ngày 1/10/2015. Tổ chức bàn giao công trình cho HTX được lựa chọn trước ngày 1/11/2015.

  Theo ông Bùi Hùng Việt, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp - thủy lợi Nam Sơn HTX đã làm đơn đề nghị UBND huyện Lương Sơn giao thí điểm và lập phương án quản lý, khai thác, kinh doanh cụm công trình thủy lợi nhưng đến nay vẫn chưa được giao. HTX mong muốn UBND huyện sớm giao các công trình thủy lợi theo địa bàn hoạt động của HTX để có thể phát huy hết năng lực của mình.

 

                                                                         Cẩm Lệ

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục