Nông dân xã Văn Nghĩa (Lạc Sơn) đưa cơ giới hóa vào sản xuất, tăng năng suất lao động.
(HBĐT) - Văn Nghĩa (Lạc Sơn) là xã diện đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện 15 km, trên trục đường 12 C từ ngã ba Xưa đi huyện Kim Bôi. Nguồn sống chủ yếu của người dân là trồng trọt và chăn nuôi. Xã có tổng diện tích tự nhiên 3.072 ha, trong đó đất lâm nghiệp khoảng 1.300 ha, 300 ha đất nông nghiệp.
Dù chưa có đột phá nhưng Văn Nghĩa đang “giã từ” cuộc sống khó khăn, tranh thủ hiệu quả các nguồn lực giúp đỡ và đi lên bằng phát triển nông, lâm nghiệp. Xã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ứng dụng KH-KT và sản xuất nâng cao hiệu quả trồng trọt và chăn nuôi. Diện tích cấy lúa không chắc ăn được chuyển sang cây trồng có giá trị cao hơn như ngô, rau, đậu các loại. Đặc biệt, xã đã thành công và duy trì mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ lấy hạt từ nhiều năm nay cho thu nhập gấp nhiều lần lúa. Trung bình có thể trồng 2 vụ/năm, nếu tuân thủ thời vụ tốt 3 vụ/năm. Sản phẩm được bao tiêu ổn định. Thu nhập từ 300 - 400 triệu đồng/ha (3 vụ/năm). Hàng năm, người dân có nguồn thu khá ổn định từ mô hình trồng mướp đắng, bí đỏ lấy hạt. Vụ này, cả xã trồng tới 30 ha. Xã đưa mạnh cơ giới hóa vào sản xuất bảo đảm tiến độ và nâng cao hiệu quả, nhất là các xóm có địa hình thuận lợi như Năng, Mới, Che, Đổm, Khu, Đồi... Xã không để đất trống, thế mạnh đất rừng được khai thác tốt. Cả xã khoảng 1.300 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, chủ yếu là đất rừng sản xuất đã được giao đến hộ, cơ bản được phủ xanh bằng rừng sản xuất. Hàng năm, kinh tế rừng mang lại nguồn thu khá ổn định cho người dân. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã Bùi Văn Dính cho biết: Sau 7-8 năm, rừng bắt đầu khai thác cũng đạt doanh thu gần 100 triệu đồng/ha, trừ chi phí, người dân để ra hàng chục triệu đồng.
ông Bùi Văn Long, xóm Tre sau nhiều năm đi làm ăn xa đã trở về làm ăn tại quê hương tâm sự: Cuộc sống người dân đã được nâng lên rất nhiều. Nhà văn hóa, trường học, trạm y tế được đầu tư khang trang. Đường giao thông cũng được bê tông hóa. Hệ thống thủy lợi được đầu tư phục vụ tốt hơn nhu cầu phát triển sản xuất... Người dân có thể sống ổn định, yên tâm lao động sản xuất trên đồng đất quê hương. Những người có sức khỏe có thể đi làm thuê ở ngoài mang về thu nhập khá. Những người không có điều kiện, lao động phổ thông cũng có thu nhập 100.000 - 200.000 đồng/ngày. Đồng chí Bí thư Đảng ủy xã cho biết thêm: KT-XH của Văn Nghĩa đã khá hơn nhiều. Xã đã đạt 9 tiêu chí NTM. Thu nhập bình quân đầu người đạt 16 triệu đồng. Hộ nghèo còn 28% (tiêu chí cũ). Tới đây, xã tiếp tục tranh thủ hiệu quả mọi nguồn lực giúp đỡ đầu tư vào hạ tầng điện các xóm Pheo, Sào; phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi các xóm khó khăn, định hướng, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các nguồn vốn, KH-KT để nâng cao hiệu quả trồng trọt, chăn nuôi, cải thiện hơn nữa cuộc sống và xây dựng NTM.
Lê Chung
(HBĐT) - Hội Nông dân xã Cố Nghĩa, Lạc Thủy hiện có 827 hội viên, sinh hoạt tại 13 chi hội. Trong những năm qua, với vai trò tập hợp, hướng dẫn hội viên cách thức làm ăn, hội Nông dân xã Cố Nghĩa đã tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện để hội viên tiếp cận với các tiến bộ KHKT góp phần giúp hội viên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Làng nghề, làng nghề truyền thống thường được ví như nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa dân gian. Hoạt động làng nghề vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đậm chất nhân văn, tạo việc làm và nâng cao đời sống cư dân nông nghiệp. Thế nhưng từng có thời điểm, làng nghề, làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một, không thu hút được lao động tham gia. Để vực dậy, khôi phục hoạt động làng nghề góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh ta đã và đang nỗ lực triển khai những giải pháp.
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thay thế Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ theo hướng chặt chẽ.
(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 112/2013/NĐ-CP quy định hình thức xử phạt trục xuất, biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
(HBĐT) - Năm 2008, sau khi tham gia một lớp tập huấn 3 tháng về nông sản hữu cơ do Hội Nông dân huyện Lương Sơn tổ chức, những nông dân xóm Mòng, thị trấn Lương Sơn đã thành lập nhóm sở thích gồm 16 người. Được tạo điều kiện về đất, có kiến thức, kỹ thuật trồng rau theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, các thành viên nhóm sở thích bắt tay vào thực hiện. Sau gần 10 năm, từ nhóm sở thích ban đầu, có những lúc tưởng không thể trụ vững nhưng với sự kiên trì của những thành viên cốt cán đã giúp nhóm duy trì hoạt động, tiến tới thành lập Hợp tác xã (HTX) nông sản hữu cơ Lương Sơn tiếp tục phát triển ổn định.
(HBĐT) - Trong quý I đã có 9 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư vào tỉnh với vốn đăng ký 977,3 tỷ đồng; thu hồi 1 giấy chứng nhận đầu tư. Theo đó, đến nay, trên địa bàn tỉnh có 430 dự án, trong đó có 32 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 468 triệu USD và 398 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đăng ký 46.208 tỷ đồng.