Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) đang được khôi phục phát triển.

Làng nghề dệt thổ cẩm dân tộc Mường xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) đang được khôi phục phát triển.

(HBĐT) - Làng nghề, làng nghề truyền thống thường được ví như nơi hội tụ những tinh hoa văn hóa dân gian. Hoạt động làng nghề vừa mang lại hiệu quả kinh tế, vừa đậm chất nhân văn, tạo việc làm và nâng cao đời sống cư dân nông nghiệp. Thế nhưng từng có thời điểm, làng nghề, làng nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một, không thu hút được lao động tham gia. Để vực dậy, khôi phục hoạt động làng nghề góp phần xây dựng nông thôn mới tỉnh ta đã và đang nỗ lực triển khai những giải pháp.

 

Bài 1:  Bức tranh làng nghề, làng nghề truyền thống

 

Bằng chính đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, những nghệ nhân ở các địa phương từ Tân Lạc, Mai Châu, Lạc Sơn, Kỳ Sơn, Lương Sơn đến Cao Phong, Yên Thủy, thành phố Hòa Bình đã tạo ra những sản phẩm không chỉ có giá trị sử dụng cao mà còn mang tính nghệ thuật phục vụ đời sống hàng ngày. Dần dà, trước nhu cầu về sản phẩm thủ công ngày một cao của thị trường, ngày càng có nhiều người chuyển sang làm nghề này. Tranh thủ thời gian rảnh rỗi, lúc nông nhàn, họ truyền nghề cho nhau mà dần hình thành các làng nghề, làng nghề truyền thống.

 

Quy mô chưa xứng với tiềm năng

 

Thống kê của Cchi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT), toàn tỉnh có khoảng hơn 1.000 cơ sở làng nghề, trong đó có trên 30 làng nghề, làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề vẫn bền bỉ tồn tại cùng với dòng chảy thời gian. Xóm Cóm, xã Đông Lai (Tân Lạc) là một trong những làng nghề như vậy. Theo ông Bùi Văn Còi - trưởng xóm, nghề dệt thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường đã lưu truyền không biết từ bao đời nay, chỉ biết rằng từ thời các bà, các mẹ khi xưa đã có rồi. Các bà, các mẹ tự trồng bông, xe sợi, dệt nên tấm vải rồi làm thành gối, chăn, cạp váy, áo, quần sử dụng trong gia đình. Năm tháng đi qua, nghề dệt vẫn được duy trì, Xóm có tổng số 150 hộ thì có hơn 60 hộ vẫn giữ nghề, Xóm còn 3 nghệ nhân tuổi đều ngoài năm mươi là các bà Bùi Thị Mỉa, Bùi Thị Hương và Bùi Thị Nghị rất tâm huyết, thường xuyên được các cơ sở trong và ngoài huyện mời đến truyền dạy nghề dệt.

 

Chúng tôi đến thăm cơ sở dệt của nghệ nhân Bùi Thị Mỉa, người được xem là trưởng làng nghề dệt xóm Cóm. Gọi là cơ sở nhưng điều kiện còn rất khiêm tốn với dăm, ba khung dệt thu hút chị em trong xóm cùng làm. Nghệ nhân Bùi Thị Mỉa bộc bạch: Nghề có, sức lao động có, bà con ai nấy đều muốn bảo tồn và phát triển lên nhưng thực tế vấp phải không ít khó khăn, khó nhất là chưa có người đứng ra tổ chức kết nối thị trường tiêu thụ. Sản phẩm của chị em trong làng chủ yếu đem ra chợ bán hoặc ký gửi ở một số cơ sở ngoài thành phố Hòa Bình. Khó nữa là về vốn đầu tư mở mang sản xuất. Trong khi đó, thu nhập từ nghề cũng không đáng là bao, với người làm miệt mài cũng chỉ đạt thu nhập từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/người/tháng.

 

Thực trạng trên cũng tương tự ở các cơ sở làng nghề khác như dệt thổ cẩm bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu); nghề sản xuất rượu cần xã Nhân Nghĩa, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn); nghề mây, giang đan trên địa bàn các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy Các làng nghề này chủ yếu phát triển tự phát, quy mô nhỏ bé. Sự phát triển làng nghề mới ở giai đoạn từng bước chuyển dịch từ truyền thống sang hướng sản xuất hàng hóa. Một số làng nghề phát triển các loại sản phẩm mới, có chất lượng cao, được định hướng đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, áp dụng KH-KT công nghệ và có sự đầu tư về máy móc hỗ trợ sản xuất nên sản phẩm làm ra đạt chất lượng khá cao. Tiêu biểu là HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu  xã Chiềng Châu (Mai Châu), HTX Vọng Ngàn, xã Mãn Đức (Tân Lạc), không chỉ phục vụ thị trường trong vùng mà còn chiếm lĩnh thị trường khu vực, ngoài tỉnh. 

 

Cơ hội và thách thức

 

Theo đồng chí Đinh Duy Chuyên, Chi cục Trưởng Chi cục PTNT, nguồn tài nguyên nguyên liệu phong phú của tỉnh là điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nghề nông thôn, tiêu biểu là nguyên liệu lương thực, gỗ rừng trồng, họ tre, khoáng sản cho công nghiệp xây dựng Các chương trình trọng điểm phát triển kinh tế cũng tạo đà phát triển nguồn nguyên liệu ngành nghề này. Bên cạnh đó, nông nghiệp của tỉnh hàng năm sản xuất ra khối lượng nông sản khá lớn, đây là nguồn nguyên liệu đầu vào tại chỗ có chất lượng cao để ngành chế biến nông sản có thêm nhiều thuận lợi phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, chính sách thông thoáng thu hút đầu tư trong và ngoài nước cũng được xem là điều kiện cơ bản cho phát triển kinh tế nói chung và ngành nghề nông thôn nói riêng.

 

Đặc biệt là những năm gần đây, các điểm du lịch thu hút khách tham quan trong, ngoài nước như bản Lác  Mai Châu, động Tiên  Lạc Thủy, thủy điện Hòa Bìnhđã mở ra những cơ hội tốt để làng nghề, làng nghề truyền thống tiếp cận với khách hàng cũng như quảng bá sản phẩm nghề. Một số làng nghề, cụ thể như làng nghề dệt thổ cẩm của người Thái ở huyện Mai Châu, người Mường ở huyện Tân Lạc hay nghề sản xuất rượu cần, chế tác đá cảnh nhờ thế mà được thị trường biết đến nhiều hơn.  

 

Bên cạnh những cơ hội, các làng nghề, làng nghề truyền thống của tỉnh cũng đứng trước những thách thức lớn, đó là sức cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, vấn đề liên doanh, liên kết với các cơ sở  sản xuất cùng loại sản phẩm chưa được coi trọng dẫn đến tính chuyên môn hóa chưa cao. Thêm vào đó, lao động trong làng nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công, chưa đào tạo kỹ thuật cơ bản, chủ yếu bằng phương thức cầm tay chỉ việc nên trong quá trình sản xuất còn gặp lúng túng, thị trường tiêu thụ sản phẩm còn nhiều khó khăn, chủ yếu là thị trường tiêu thụ nội địa, chịu sự cạnh tranh của những mặt hàng cùng loại được sản xuất từ các địa phương khác và sản xuất bằng công nghệ tiên tiến từ các nước trong khu vực. Điều này đặt ra những trăn trở!

 (Còn nữa)

 Bài 2: Khơi lại mạch sống làng nghề

 

                                                                                  

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Các thành viên HTX nông sản hữu cơ Lương Sơn trao đổi kinh nghiệm trồng, chăm sóc rau theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ.
Không có hình ảnh

Cố Nghĩa đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Ngày 17/3, UBND huyện Lạc Thuỷ tổ chức lễ công bố xã Cố Nghĩa đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo nhân dân trong xã.

Huyện Kim Bôi: Nâng cao hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - Bám sát vào định hướng của Chính phủ và của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo trên địa bàn huyện Kim Bôi đã được triển khai kịp thời, dân chủ, công khai và phát huy hiệu quả. Tổng kinh phí để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên 846 tỷ đồng.

Thực hiện tiêu chí thu nhập trong xây dựng NTM còn nhiều gian nan

(HBĐT) - Hơn 5 năm gần đây, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đồng Nghê (Đà Bắc) đã tập trung mọi nguồn lực để xây dựng NTM. Công tác tuyên truyền đem lại hiệu quả tích cực, nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân từng bước được cải thiện. Người dân đã đóng vai trò chủ thể trong xây dựng NTM, đã tự nguyện đóng góp ngày công, hiến đất để xây dựng các công trình phúc lợi. Các phong trào thi đua xây dựng NTM được các cấp, ngành quan tâm, thu hút đông đảo nhân dân tham gia.

Xây dựng Hoàng Sơn trở thành tập đoàn kinh tế mạnh và bền vững

(HBĐT) - Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển - chặng đường đầy nỗ lực vượt qua biết bao gian khó của tập thể lãnh đạo và công nhân, viên chức Công ty CP Đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn (Hoàng Sơn) thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực phát triển bền vững để hội nhập. Hoàng Sơn đang sở hữu những nền tảng vững chắc để phát triển. Đó là tầm nhìn dài hơi, năng lực quản trị doanh nghiệp tiến tới chuyên nghiệp và chuyên môn cao, những giải pháp kinh doanh mang tính đột phá, thích ứng và nhanh nhạy nắm bắt cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước, huy động và khai thác tốt các nguồn lực để tạo sự phát triển bền vững trong hội nhập.

Giải đáp pháp luật: Tăng mức cho vay đối với hộ gia đình sản xuất - kinh doanh tại vùng khó khăn

(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Hà (Đà Bắc) hỏi: Tôi được biết có quy định mới về tăng mức cho vay đối với hộ gia đình SX-KD tại vùng khó khăn. Đề nghị cho biết rõ hơn về quy định này?

Quý I, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 5.030 tỷ đồng

(HBĐT) - 3 tháng đầu năm, tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp giữ vững và đạt mức tăng trưởng khá. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 10% so với cùng kỳ. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến có mức tăng trưởng cao nhất nhờ giá các nguyên liệu đầu vào ổn định, giá xăng, dầu giảm thuận lợi cho sản xuất. Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng 20% so với cùng kỳ. Các ngành công nghiệp khai thác, sản xuất - phân phối điện, cung cấp nước và xử lý nước thải duy trì tăng trưởng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục