Gia đình cô Bùi Thị Điệp, xã Cố Nghĩa (Lạc Thủy) tiếp tục đầu tư trồng 5 ha giống măng tây xanh.
(HBĐT) - Măng tây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao nên rất có giá trên thị trường. Hiện nay, măng tây đang là cây trồng chủ lực của nhiều tỉnh vùng đồng bằng. Với mong muốn xóa đói - giảm nghèo bền vững, tại huyện Kim Bôi, Lạc Thủy nhiều hội viên nông dân sau khi học hỏi đã mạnh dạn đưa mô hình trồng cây măng tây về địa phương. Tuy mới triển khai được hơn 2 năm nhưng cây trồng này đã góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân.
Cô Bùi Thị Điệp, xã Cố Nghĩa, huyện Lạc Thủy có thể coi là một trong những người đầu tiên ở tỉnh “bén duyên” với cây măng tây. Hiện nay, gia đình cô đang xuống giống 5 ha măng tây xanh. Trước đó cô đã trồng hơn 3 ha từ năm 2012, đã cho thu hoạch 2 vụ. Chia sẻ về quyết định của mình, cô Điệp cho biết: Năm 2011, khi cùng đoàn cán bộ, hội viên xã Cố Nghĩa đi học hỏi kinh nghiệm tại các tỉnh vùng đồng bằng, tình cờ được tham quan mô hình trồng măng tây của một số hộ nông dân huyện Bắc Ninh. Biết được thị trường măng tây khá lớn, cung không đủ cầu nên giá thành thương phẩm cao. Từ đó, tôi quyết tâm thử nghiệm cây măng tây trên đất bãi của gia đình.
Bắt tay thực hiện mô hình, cô Điệp đã học hỏi kinh nghiệm tại nhiều nhà vườn chuyên trồng măng tây ở các tỉnh. Qua mỗi chuyến đi, cô học hỏi thêm về giống, cách trồng và chăm sóc. Nhận thấy, măng tây là giống cây trồng cao cấp, hạt giống ban đầu nhập về rất cao, phải làm giàn và đòi hỏi chặt chẽ về quy trình chăm sóc. Bù lại, cây có thể cho thu sau 6 tháng xuống giống và có tuổi thọ khá bền, từ 7 - 10 năm nếu chăm sóc tốt. Cây không quá cao nên không đòi hỏi kỳ công về làm giàn. Mặt khác măng tây có thể thu hoạch gần như cả năm, chỉ khi thời tiết quá lạnh và giá thu mua ổn định từ 80.000 - 100.000 đồng/kg. Chính vì vậy, cô Điệp mạnh dạn chuyển đổi 3 ha đất đang trồng ngô và màu liên kết với một thành viên cùng nhóm sở thích làm vườn sang trồng măng tây.
Cô Điệp cho biết: Hiện nay, hạt măng tây giống được nhập khẩu từ nước ngoài nên giá khá cao, gần 2 triệu đồng/kg. Vì vậy, khi xuống giống, người trồng phải luôn chú tâm từ khâu xử lý hạt, cấy bầu cho đến giai đoạn xuống giống. Thực tế măng tây không khó trồng nhưng đòi hỏi kỹ thuật vô cơ cao. Toàn bộ diện tích trồng măng tây phải được cày ải nhuyễn đất, phân chuồng ủ ải hơn 3 tháng và trộn đều trên luống, đặc biệt, măng tây không được sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hoặc phân bón hóa học trong suốt quá trình phát triển và phải luôn đảm bảo nước tưới sạch ngày 2 lần để giữ ẩm. Đảm bảo điều kiện như vậy, măng tây sẽ cho thu hoạch thường xuyên.
Thực tế, với 3 ha măng tây, gia đình cô Điệp thu bình quân hơn 10 kg/ngày. Thương lái thu mua tận vườn với giá bán 80.000 đồng/ kg. Ngay vụ đầu tiên, gia đình cô thu hơn 100 triệu đồng. Hiện nay, với mong muốn nhân rộng mô hình, cô Điệp đã đầu tư trồng thêm 5 ha măng tây. Khác với giống kỳ trước, lần này cô lựa chọn giống không cần phải làm giàn và hiệu quả kinh tế cao hơn. Bên cạnh đó, cô đầu tư hệ thống nước tưới phun sương và nhà lưới để bảo quản măng.
Học hỏi từ gia đình cô Điệp, gia đình anh Bùi Văn Nghĩa, xã Nam Thượng (Kim Bôi) cũng trồng hơn 2 ha măng tây xanh, hiện đang cho thu hoạch. Anh Nghĩa cho biết: Măng tây là loại cho thu sớm, chỉ sau 6 tháng xuống giống là cho thu hoạch. 3 tháng thay cây mẹ một lần, còn lại có thể thu hoạch cả năm nên việc trồng tuy vốn đầu tư hạt giống ban đầu đắt nhưng nhanh thu hồi vốn. Mặt khác, thị trường hiện nay cây măng tây ổn định bởi đây là loại cây có giá trị dinh dưỡng cao thường được bán tại những thành phố lớn hoặc xuất khẩu. Với hơn 2 ha, trung bình một ngày gia đình tôi thu từ 300.000 - 500.000 đồng tiền bán măng tây thương phẩm.
Từ hiệu quả kinh tế mang lại, mô hình trồng măng tây đang được Hội Nông dân huyện Lạc Thủy triển khai nhân rộng.
Phương Linh
(HBĐT) - Huyện Cao Phong đang triển khai kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII (nhiệm kỳ 2015-2020).
(HBĐT) - Kể từ ngày 1/7/2015, Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 có hiệu lực, trong đó có quy định NHCSXH cho vay phát triển nhà ở xã hội. Quy định này được hướng dẫn chi tiết tại Nghị định 100/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, có hiệu lực từ ngày 10/12/2015. Những quy định mới này đang mở ra nhiều hy vọng cho người nghèo, người thu nhập thấp, đối tượng chính sách có điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận nhà ở xã hội.
(HBĐT) - Cần phải có tư duy đổi mới, cách làm sáng tạo để thực hiện các giải pháp cụ thể, hữu hiệu cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, khắc phục những yếu kém, hạn chế trong thu hút đầu tư (THĐT). Rà soát cơ chế, chính sách về THĐT. Hỗ trợ tốt nhất cho nhà đầu tư. Triển khai các dịch vụ hỗ trợ cho doanh nghiệp, nhà đầu tư. Giảm tối đa thủ tục cho nhà đầu tư. Không để cán bộ nhũng nhiễu nhà đầu tư. Nghiên cứu cơ chế phân bổ nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng KCN, cụm công nghiệp theo hướng đồng bộ, chuẩn bị quỹ đất sạch để THĐT. Triển khai dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư đủ năng lực triển khai các dự án SX-KD... là kết luận của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị của Thường trực Tỉnh ủy bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả THĐT, tạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững.
(HBĐT) - Chăn nuôi đại gia súc lâu nay là thế mạnh của tỉnh để cung cấp sức kéo trong nông nghiệp và lấy thịt. Tuy nhiên những năm gần đây, số lượng đàn trâu, bò có xu hướng giảm. Giai đoạn 2010 – 2015, số lượng đàn trâu giảm bình quân 0,93%/năm, đàn bò giảm 4,3%/năm. Hiện đàn trâu có 105.956 con, đàn bò có 59.697 con.
(HBĐT) - UBND huyện Lương Sơn vừa tổ chức hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể trên địa bàn huyện và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm năm 2016.
(HBĐT) - Theo kế hoạh chung của tỉnh, vụ xuân năm nay toàn tỉnh trồng trên 53.400 ha cây màu các loại. Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân toàn tỉnh xuống đồng khẩn trương hoàn thành kế hoạch gieo trồng trong khung thời vụ. Đến hết tháng 3, toàn tỉnh đã trồng 42.430 ha cây màu vụ xuân, tăng 14.869 ha so với kỳ trước.