Các hộ dân xã Tân Pheo đến giao dịch với cán bộ tín dụng NHCSXH huyện Đà Bắc.
(HBĐT) - Trước đây, hộ anh Hà Văn Đạt, xóm Phổn, xã Tân Pheo thuộc diện hộ nghèo của xóm, xã nhiều năm liền. Từ khi được tiếp cận với vốn ưu đãi, gia đình anh đầu tư nuôi trâu, bò. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến năm 2014, gia đình anh đã thoát nghèo. Mới đây, được vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo, anh dự định đầu tư nuôi trâu sinh sản.
Tân Pheo là xã khó khăn của huyện Đà Bắc. Xã có 903 hộ, sinh sống ở 7 xóm. Qua rà soát, xã có 656 hộ nghèo, chiếm trên 72% và 116 hộ cận nghèo, chiếm gần 13%. Thu nhập của người dân nơi đây chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, không có ngành nghề phụ nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn. Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của các chương trình, dự án, trong đó có nguồn vốn tín dụng ưu đãi từ NHCSXH đã triển khai cho vay các hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, đối tượng chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn. Hiện, xã có 12 tổ TK&VV, thực hiện 10 chương trình tín dụng ưu đãi với tổng dư nợ trên 12,9 tỷ đồng với 605 hộ còn dư nợ. Theo lãnh đạo xã Tân Pheo, nguồn vốn ưu đãi đã cơ bản giải quyết được yêu cầu bức thiết nhất về nguồn vốn đối với hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vì vậy, sau khi được vay vốn, các gia đình đều sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, từng bước cải thiện, nâng cao đời sống gia đình, trả nợ vốn vay đúng hạn.
Những năm qua, NHCSXH huyện Đà Bắc luôn tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các xã vùng cao, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được tiếp cận thuận lợi, nhanh chóng các nguồn vốn vay. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền và cử cán bộ tín dụng thường xuyên bám bản, bám dân để xác minh chính xác, hướng dẫn người dân làm thủ tục vay vốn, sử dụng vốn vay đầu tư có kế hoạch, sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Thông qua hoạt động giao dịch tại xã, ngân hàng vừa tổ chức giao ban với cấp uỷ, chính quyền, các tổ chức hội, đoàn thể địa phương cùng các Ban quản lý tổ TK&VV, vừa tổ chức tập huấn nhằm giúp cán bộ, nhân dân hiểu rõ hơn hoạt động của NHCSXH và những chính sách, chủ trương mới về tín dụng ưu đãi của Đảng và Nhà nước.
Giám đốc NHCSXH huyện Đà Bắc Nguyễn Bình Nam cho biết: Hiện nay, NHCSXH huyện thực hiện 13 chương trình tín dụng ưu đãi, tổng dư nợ trên 230 tỷ đồng với 9.500 hộ còn dư nợ. Cùng với thẩm định giải ngân cho vay kịp thời vốn ưu đãi, đơn vị còn phối hợp chặt chẽ với các hội, đoàn thể, các tổ TK&VV vận động người dân sử dụng vốn đúng mục đích, đạt hiệu quả thiết thực. Ngân hàng tiếp tục mở rộng nguồn vốn và đối tượng cho vay, nhất là hộ nghèo, hộ cận nghèo vay theo mức tối đa 50 triệu đồng/hộ theo quy định mới của Nhà nước về nâng mức vay, giảm lãi suất. Thực tế nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn không thiếu, người dân có nhu cầu, có đủ điều kiện vay vốn sẽ được đáp ứng kịp thời. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người dân chưa tiếp cận được nguồn vốn ưu đãi do chưa nắm rõ thông tin. Mặt khác vẫn còn một số ít hộ đồng bào dân tộc chưa biết cách làm ăn nên không dám vay, dù là vốn ưu đãi, bởi vậy, NHCSXH huyện có kế hoạch, phối hợp chặt chẽ hơn với các cấp chính quyền, tổ chức hội, đoàn thể vừa tích cực tuyên truyền, vận động, vừa đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình tín dụng theo tiêu chí; tiếp tục củng cố, nguồn vốn vay ưu đãi và nâng cao chất lượng tín dụng, giảm nợ quá hạn, lãi tồn đọng, hoàn thành đầy đủ chỉ tiêu tín dụng được giao. Do đó, nợ quá hạn toàn huyện thấp, chiếm 0,18% tổng dư nợ.
Hải Linh
(HBĐT) - BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh vừa có buổi làm việc với UBND huyện Kỳ Sơn, kiểm tra tình hình phát triển KTTT trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Bà Phạm Thị Thuý (Tân Lạc) hỏi: Đề nghị cho biết, đối tượng thuộc hộ nghèo có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài được Nhà nước hỗ trợ như thế nào?
(HBĐT) - Những cánh đồng xưa kia là lúa, khoai, sắn thì nhiều năm nay đã ngập sắc xanh mướt của bí xanh, củ đậu. Tân Mỹ đang trở thành một điểm sáng trong công cuộc XĐ-GN của huyện Lạc Sơn, với hiệu quả thiết thực từ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế mang lại.
(HBĐT) - Ngày 20/4, BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Lương Sơn kiểm tra tình hình phát triển KTTT của huyện.
(HBĐT) - Sản xuất, chế biến, tiêu thụ là quy trình khép kín góp phần tạo hiệu quả bền vững ở các ngành nghề, lĩnh vực. Xem nhẹ bất kỳ khâu nào hoặc kết nối các khâu không đồng bộ thì hiệu quả bấp bênh, không ổn định. Câu chuyện nông sản thường xuyên đối mặt với vấn đề khó khăn trong tiêu thụ diễn ra trong nhiều năm qua. Gần đây nhất là giá mía tím sụt giảm thấp kỷ lục, có thời điểm chỉ còn 2.500 - 3.000 đồng/ cây, thậm chí có nơi chỉ 1.500 - 2.000 đồng (giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/cây các năm trước. Thế nhưng cây mía tím vẫn khó tiêu thụ.
(HBĐT) - Chiến dịch toàn dân làm thuỷ lợi đợt 1 năm nay toàn tỉnh có kế hoạch huy động 301.973 công; đào đắp 240.410 m3 đất, đá; phát dọn 1.022.732m2 kênh mương.