Hộ dân tộc thiểu số xã Quy Hậu (Tân Lạc) được tạo điều kiện vay vốn phát triển sản xuất.
(HBĐT) - Vốn vay phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là một trong những nguồn vốn hỗ trợ quan trọng góp phần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Tại huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2012 - 2015, hàng trăm hộ dân tộc thiểu số nghèo đã được thụ hưởng đồng vốn ưu đãi này.
Trước đây, những thành viên của tổ vay vốn xóm Dom, xã Quy Hậu gồm các ông, bà: Bùi Thị Đình, Bùi Văn Hẩng, Bùi Văn Đạt, Bùi Văn Đức... có chung mong muốn phát triển kinh tế để thoát nghèo nhưng vấp phải khó khăn về đồng vốn. Năm 2013, các thành viên có cơ hội tiếp cận với vốn phát triển sản xuất. Từ đó, họ có điều kiện dùng vốn vay (mức 8 triệu đồng/hộ) cùng với số tiền dành dụm, vay mượn thêm mua trâu, bò chăn nuôi. Bà Bùi Thị Đình, đại diện cho các hộ thụ hưởng cho biết: Sau 3 năm được giải ngân vốn vay tín dụng, việc chăn nuôi gia súc của các hộ thuận lợi, vật nuôi được chăm sóc lớn nhanh, khỏe mạnh. Hàng tháng, chúng tôi trả lãi suất đầy đủ, đúng hạn. Quy trình trả lãi thuận tiện, hộ thành viên chỉ phải nộp qua tổ trưởng tổ vay vốn, sau đó, tổ trưởng nộp về phòng giao dịch Ngân hàng CSXH của huyện vào ngày định kỳ.
Đồng chí Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện cho biết: Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn là một trong những chương trình tín dụng chính sách mà Ngân hàng đang triển khai tại tỉnh, trong đó có huyện Tân Lạc. Trên cơ sở bình xét công khai, dân chủ, hộ vay vốn từ thôn, bản và được chính quyền cấp xã đề nghị, hộ vay vốn đáp ứng tiêu chuẩn trong diện những hộ có tên trong danh sách hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Với những ưu đãi đặc biệt về chính sách lãi suất tiền vay (0,1%) và thời hạn cho vay (5 năm), các hộ vay vốn yên tâm phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, sớm vượt qua nghèo đói. Từ năm 2013 đến nay, toàn huyện đã có 149 hộ được vay vốn phát triển sản xuất. Với sự giám sát, hướng dẫn cách làm ăn của chính quyền cơ sở và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, vốn vay được hộ dân đầu tư vào chăn nuôi, trồng trọt.
Năm 2016, Chính phủ đồng ý kéo dài chương trình vay vốn phát triển sản xuất theo Quyết định số 54 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, cùng với các địa phương trong tỉnh, huyện Tân Lạc tiếp tục khảo sát nhu cầu, thông tin đến các xã, thị trấn tiếp tục triển khai chương trình. Qua các năm thực hiện cho thấy, các hộ vay đều sử dụng vốn đúng mục đích, người dân phấn khởi vì đồng vốn thực sự đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, thiết thực với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn góp phần đáng kể vào chương trình MTQG giảm nghèo bền vững của huyện.
(HBĐT) - Ngày 22/4, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hòa Bình (Ban CHPCTT & TKCN ) tổ chức hội nghị tổng kết năm 2015 và triển khai nhiệm vụ năm 2016. Dự hội nghị có lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, đơn vị. Đồng chí Nguyễn Văn Quang, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
(HBĐT) - Ngày 21/4, BCĐ phát triển kinh tế tập thể (KTTT) tỉnh làm việc với UBND huyện Lạc Thuỷ kiểm tra tình hình phát triển KTTT trên địa bàn huyện.
(HBĐT) - Trước đây, hộ anh Hà Văn Đạt, xóm Phổn, xã Tân Pheo thuộc diện hộ nghèo của xóm, xã nhiều năm liền. Từ khi được tiếp cận với vốn ưu đãi, gia đình anh đầu tư nuôi trâu, bò. Nhờ chăm chỉ làm ăn, đến năm 2014, gia đình anh đã thoát nghèo. Mới đây, được vay 50 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo, anh dự định đầu tư nuôi trâu sinh sản.
(HBĐT) - Từ tháng 6/2015 trên địa bàn tỉnh có 100% Chủ tịch UBND cấp xã, phường tham gia Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội (HĐQT NHCSXH) cấp huyện, thành phố. Chủ trương này đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn chính sách ngay tại cơ sở.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Tuyền (Yên Thuỷ) hỏi: Đề nghị cho biết, pháp luật quy định giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp trong những trường hợp nào?
(HBĐT) - Năm 2016, NHCSXH tỉnh có kế hoạch huy động nguồn vốn tại địa phương đạt 81.855 triệu đồng, trong đó, tiền gửi dân cư 45.342 triệu đồng, tiền gửi từ tổ tiết kiệm và vay vốn 36.513 triệu đồng.