Công ty TNHH Sankoh Việt Nam 100% vốn Nhật Bản đã mở rộng dây chuyền sản xuất tại huyện Lạc Sơn, giải quyết việc làm cho 500 lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Công ty TNHH Sankoh Việt Nam 100% vốn Nhật Bản đã mở rộng dây chuyền sản xuất tại huyện Lạc Sơn, giải quyết việc làm cho 500 lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

(HBĐT) - Doanh nghiệp đã và đang khẳng định là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Hòa chung với xu thế phát triển đã cho thấy những tín hiệu tích cực khi các doanh nghiệp của tỉnh mạnh dạn cơ cấu, tổ chức liên kết, nắm bắt các cơ hội mới, chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực có những lợi thế cạnh canh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.

 

Hiện tỉnh có 2.453 doanh nghiệp gồm 8 doanh nghiệp Nhà nước, 31 doanh nghiệp vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và 2.414 doanh nghiệp dân doanh. Trong đó, số doanh nghiệp có hoạt động kê khai thuế chiếm 80,58%, còn lại là các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc không có trụ sở đăng ký. Tổng vốn đầu tư bình quân hàng năm của các doanh nghiệp khoảng 2.500 tỷ đồng, chiếm 23% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hàng năm, các doanh nghiệp đạt ra doanh thu hàng nghìn tỷ đồng, tạo ra năng lực, sản xuất mới, nộp NSNN hàng trăm tỷ đồng, giải quyết việc làm cho hàng chục nghìn lao động, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững theo quy hoạch của tỉnh. Những năm gần đây đã có những tín hiệu khá lạc quan trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.

 

Từ chỗ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây lắp, hiện các doanh nghiệp đã mạnh dạn chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực thương mại, du lịch, các lĩnh vực có nhiều cơ hội và dự địa phát triển. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 60% và 35% doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, còn lại là lĩnh vực khác. Các doanh nghiệp dân doanh của tỉnh đang cơ cấu, tổ chức lại sản xuất, tiết giảm chi phí, mạnh dạn đầu tư vào các lĩnh vực ngành nghề mới mà trước đây ít được quan tâm hoặc bỏ ngỏ.

 

Liên tiếp trong thời gian gần đây cho thấy, có một làn sóng nghiên cứu, triển khai các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vào địa bàn tỉnh. Đó là các doanh nghiệp công nghệ cao tìm kiếm các cơ hội đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp sạch. Thực tế  nhiều tổ chức, cá nhân đã liên kết xây dựng các mô hình sản xuất nông nghiệp trong trồng trọt và chăn nuôi tại nhiều huyện, thành phố. Công ty CP Sông Hồng đã hợp tác với Công ty  TNHH MTV Cao Phong thực hiện chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm    cam Cao Phong. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở đã đầu tư nuôi cá sạch trên lòng hồ Hòa Bình cung cấp sản phẩm an toàn cho thị trường.

 

Công ty An Thịnh từ một doanh nghiệp bất động sản đã mua lại Công ty CP Du lịch Hòa Bình triển khai hàng loạt giải pháp liên kết đầu tư hạ tầng kỹ thuật, nâng cấp khách sạn Hòa Bình và du thuyền đạt tiêu chuẩn 3 sao trên hồ Hòa Bình, liên kết nhanh chóng, nắm bắt các cơ hội mới khai thác kinh doanh du lịch thiên nhiên văn hóa, du lịch chất lượng cao hồ Hòa Bình.

 

Từ việc cơ cấu lại doanh nghiệp, chú trọng yếu tố con người, nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp, thực hiện giải pháp kinh doanh đột phá, Công ty Hoàng Sơn đã thực hiện có hiệu quả nhiều dự án đầu tư quan trọng tại các lĩnh vực thương mại,  thủy điện và là chủ đầu tư thành công của nhiều dự án quan trọng ở trong và ngoài tỉnh, gây dựng được uy tín bằng nhiều công trình, dự án góp phần phát triển KT-XH. Đó là những điểm sáng tích cực của doanh nghiệp tỉnh ta.

 

Mặc dù vậy, các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ chiếm 98% tổng số doanh nghiệp. Phần lớn các doanh nghiệp của tỉnh quy mô, năng lực sản xuất còn nhỏ bé, tính cạnh tranh chưa cao; chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, ít sản phẩm xuất khẩu. Tỉnh thiếu doanh nghiệp có quy mô lớn, hoạt động đa ngành nghề có năng lực quản lý khoa khọc, công nghệ hiện đại. Trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý của chủ doanh nghiệp nhìn chung chưa cơ bản, chất lượng công nhân lao động thấp.

 

Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc: Hòa Bình là tỉnh có nhiều lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp phụ trợ, nông nghiệp công nghệ cao. Trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh, để tồn tại và phát triển, không còn cách nào khác là doanh nghiệp cần tự thay đổi, rà soát, cơ cấu lại sản xuất, kinh doanh, kịp thời tranh thủ và tận dụng những giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp triển khai các dự án đầu tư, nhất là vào các lĩnh vực tỉnh có lợi thế. Tin tưởng, Hòa Bình sẽ có những doanh nghiệp mạnh và phát triển bền vững trong hội nhập.   

 

                                                                               Lê Chung 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục