(HBĐT) - Sau gần 3 năm triển khai thực hiện, mô hình chăn nuôi bò sữa tại xã Liên Sơn (Lương Sơn) đã và đang mang lại những kết quả rất đáng phấn khởi cho bà con nông dân. Mô hình không chỉ góp phần làm cho xã Liên Sơn hoàn thành mục tiêu về đích nông thôn mới trong năm 2015 mà còn giúp nhiều hộ nông dân trong xã thoát nghèo và làm giàu bền vững.

 

Theo đoàn công tác của Hội Nông dân huyện Lương Sơn, chúng tôi đến thăm gia đình ông Nguyễn Văn Hoạt ở xóm Sum một trong những hộ đầu tiên nuôi bò sữa. ông Hoạt cho biết:  “Gia đình đã trải qua nhiều nghề, từ nuôi từ lợn đến nuôi gà rồi nuôi vịt, nuôi ong nhưng nuôi con gì cũng không bằng nuôi bò sữa. Năm 2013, thấy nông dân một số địa phương trong tỉnh thành công với mô hình chăn nuôi bò sữa và được Hội Nông dân huyện, Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ nguồn vốn vay từ Quỹ hỗ trợ nông dân nên gia đình tôi quyết định đầu tư chăn nuôi bò sữa. Hiện nay, trong chuồng có 6 con bò sữa, trong đó 3 con đang cho thu hoạch sữa. Với giá thu mua của công ty 12.000 đồng/lít, trung bình mỗi năm gia đình tôi thu lãi trên 40 triệu đồng/con”.

 

Theo ông Hoạt, nuôi bò sữa không khó bởi ít bị dịch bệnh, nhưng người nuôi phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng và thời gian cho ăn hàng ngày. Nhằm đảm bảo chi phí đầu vào và chất lượng sữa, ngoài nguồn cỏ tươi, ông cho bò ăn thêm thức ăn tổng hợp. Trung bình mỗi ngày, một con bò ăn hết khoảng 10 kg thức ăn tổng hợp và 20 kg cỏ tươi. Toàn bộ diện tích đất vườn gia đình ông tận dụng trồng cỏ voi, đảm bảo đủ thức ăn cho bò quanh năm. Không dừng lại ở đó, ông Hoạt luôn có ý tưởng mở rộng chăn nuôi, phát triển thêm đàn bò và hướng dẫn các hộ nông dân khác cùng phát triển kinh tế từ nuôi bò sữa.

 

Đến nay, xã Liên Sơn đã có gần 20 hộ chăn nuôi bò sữa với tổng đàn trên 60 con. Trong đó, trên 30 con đang cho thu hoạch sữa với sản lượng đạt 11 tấn sữa/tháng. Đây là hướng đi mới, phù hợp, giúp bà con trong xã phát triển kinh tế,  vươn lên thoát nghèo và tiến tới làm giàu. Theo tính toán, một con bò đang cho sữa có thể đem về cho người chăn nuôi bình quân khoảng trên 200.000 đồng/ngày. Ngoài sản phẩm chính là sữa tươi, bò sữa còn mang lại các nguồn thu khác như: bê cái sinh con để nhân giống; bê đực nuôi để bán thịt; nguồn phân bò cung cấp khí biogas phục vụ nhu cầu sinh hoạt trong gia đình và còn có thể bán với giá 250.000 đồng/m3. Đây là mô hình chăn nuôi có thể tận dụng được nguồn lao động nhàn rỗi, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho bà con, góp phần tích cực xây dựng nông thôn mới. Nhận thấy những tiềm năng, lợi thế này, trong thời gian qua, xã Liên Sơn và Hội Nông dân huyện Lương Sơn đã tạo điều kiện để hội viên phát triển kinh tế từ mô hình này. Bà Phùng Thị Lan - Chủ tịch Hội Nông dân huyện cho biết: Nuôi bò sữa là nghề mang lại thu nhập cao. Tuy nhiên nguồn vốn đầu tư ban đầu không nhỏ, do đó để hỗ trợ các hội viên nông dân xã Liên Sơn có thêm nguồn vốn để đầu tư chăn nuôi, Hội đã tham mưu cho UBND huyện và phối hợp với Hội Nông dân tỉnh tạo điều kiện cho hội viên vay vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Quỹ hỗ trợ nông dân của T.ư, tỉnh và huyện. Đồng thời nhận ủy thác với các ngân hàng trên địa bàn để hội viên vay vốn phát triển kinh tế. Ngoài ra, để tạo động lực và khuyến khích hội viên nông dân chăn nuôi bò sữa, xã tạo điều kiện cho các hộ thầu đất để trồng cỏ nuôi bò.

 

Sau hơn 3 năm thành lập, với vai trò là điểm tựa của người nông dân, Ban chủ nhiệm tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn đã ký kết với các đại lý thu mua sữa giúp hộ chăn nuôi có đầu ra sản phẩm ổn định. Anh Nguyễn Văn Sinh - Tổ trưởng tổ hợp tác chăn nuôi bò sữa xã Liên Sơn cho biết: Trước khi bước vào chăn nuôi bò sữa, các hội viên trong tổ hợp tác đã tổ chức đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi. Đồng thời, thông qua Hội Nông dân phối hợp với các ban, ngành chức năng, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn khoa học kỹ thuật giúp nông dân hiểu thêm cách chăm sóc và thu hoạch sữa từ đàn bò. Nhờ vậy mà việc chăn nuôi có nhiều thuận lợi. Dịch bệnh trên đàn bò sữa không xảy ra, chất lượng sữa luôn được bảo đảm.

 

 

 

Trần Trang

(Đài Lương Sơn)

 

Các tin khác

Gian máy Thủy điện Hòa Bình.
Ngân hàng Chính sách - xã hội tỉnh giải ngân các chương  trình vay vốn ưu đãi tại xã Yên Mông (TP Hòa Bình) tạo nguồn lực hỗ trợ phát triển kinh tế, xóa đói - giảm nghèo.
HTX dịch vụ nông lâm nghiệp xã Hợp Thành, Kỳ Sơn hoạt động theo Luật HTX 2012 từng bước hoạt động có hiệu quả tạo việc làm và thu nhập cho người lao động.
Cán bộ, kỹ sư Công ty Thủy điện Hòa Bình làm chủ khoa học kỹ thuật, quản lý và vận hành công trình hiệu quả.

Sôi nổi phong trào cải tạo vườn tạp

(HBĐT) - Về vùng nông thôn xã Bảo Hiệu (Yên Thủy) bạt ngàn màu xanh của đậu, lạc, bí xanh nơi bưa bãi và khắp các vườn nhà cũng bát ngát màu xanh của cây ăn quả mới trồng. Đồng chí Bùi Thị Then, Chủ tịch Hội Nông dân xã cho biết: Vài năm lại đây, phong trào cải tạo vườn tạp trong hội viên nông dân các xóm khá sôi nổi. Cũng từ đó xuất hiện một số mô hình trồng cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy làm việc với Ngân hàng Công thương Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 23/5, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với đoàn công tác của Ngân hàng Công thương Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn Thắng, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị làm trưởng đoàn về việc hỗ trợ tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư nhân dịp kỉ niệm 130 năm thành lập tỉnh, 25 tái lập tỉnh và lễ hội chiêng Mường tỉnh Hòa Bình lần thứ 2; hỗ trợ nguồn vốn tín dụng cho các nhà đầu tư có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ tỉnh xây dựng một số công trình phúc lợi. Tham gia tiếp đoàn có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh ủy; Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh.

Phân bổ 34,9 tỷ đồng cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2016

(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1244 về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn đầu tư năm 2016 thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM. Theo đó, phân bổ 34,9 tỷ đồng cho các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2016 và khen thưởng cho đơn vị có thành tích cao trong phong trào xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015.

Huyện Lương Sơn được phân bổ 7,8 tỷ đồng vốn đầu tư xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Năm 2016, từ nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, huyện Lương Sơn được phân bổ 7,8 tỷ đồng để thực hiện chương trình.

Thủ lĩnh Đoàn năng nổ, làm kinh tế giỏi

(HBĐT) - 10 năm trước, ở xã Quy Mỹ (Tân Lạc), trong khi các trai làng mải miết với những chuyến vào Nam, ra Bắc để mưu sinh thì Bùi Văn Nhất, xóm ào (hiện là Bí thư Đoàn thanh niên xã Quy Mỹ) đã có những quyết định được coi là mạo hiểm khi đầu tư vào nuôi lợn. Dẫu có đôi lúc thăng trầm nhưng anh vẫn vững tin vào công việc mình đã lựa chọn và “gặt hái” được những thành công, trở thành tấm gương sáng để tuổi trẻ Quy Mỹ học tập, noi theo.

Phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa huyện Kim Bôi

(HBĐT) - Tại sân vận động Đầm Khoang, xóm Bãi Chạo, xã Tú Sơn, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch đã phối hợp với UBND huyện Kim Bôi tổ chức Phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa. Đây là phiên chợ hàng Việt được thực hiện trên địa bàn tỉnh với quy mô gian hàng, số lượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh lớn hơn so với phiên chợ trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục