Diện tích sản xuất hạt giống lúa thuần MĐ1 tại Trại Giống cây trồng Lạc Sơn đảm bảo cung ứng cho thị trường nội tỉnh trên 20 tấn hạt giống/năm.

Diện tích sản xuất hạt giống lúa thuần MĐ1 tại Trại Giống cây trồng Lạc Sơn đảm bảo cung ứng cho thị trường nội tỉnh trên 20 tấn hạt giống/năm.

(HBĐT) - Có nhiều ưu điểm vượt trội lại rất phù hợp cho cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm, giống lúa MĐ1 được các cơ quan chuyên ngành đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Từ năm 2012, MĐ1 đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống chính thức của quốc gia. Chính vì vậy, bà con nông dân hoàn toàn có thêm cơ sở để yên tâm mở rộng sản xuất.

 

Đã từng sản xuất giống lúa MĐ1 từ vụ mùa năm 2015, năm nay, gia đình ông Bùi Văn Trận (xã Phú Lương, Lạc Sơn) quyết định sử dụng loại giống này trên cả hai vụ chiêm - xuân và mùa. Theo ông Trận, đây là giống lúa ngắn ngày, được khuyến cáo phù hợp gieo trồng trong vụ xuân muộn, mùa sớm tại các tỉnh miền núi phía Bắc nên gia đình ông lựa chọn để thâm canh tăng vụ, sản xuất 2 vụ lúa và 1 vụ đông trên diện tích hơn 4.000 m2 ruộng. Mọi năm, vì áp lực thời vụ nên diện tích này gia đình chỉ tập trung gieo cấy 2 vụ lúa/năm và để đất nghỉ trong gần 2 tháng vụ đông. Năm nay, lựa chọn MĐ1 cho vụ mùa với thời gian sinh trưởng, phát triển khoảng 95-100 ngày, ông dự kiến gieo mạ vào giữa tháng 6, cấy vào cuối tháng 6, đến đầu tháng 10 kịp thời giải phóng đất để trồng cây vụ đông. Bằng cách bố trí lại cơ cấu giống để tăng thêm 1 vụ sản xuất mà vẫn đảm bảo được năng suất, chất lượng lúa, gia đình ông Bùi Văn Trận tin tưởng rằng sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng đất lúa, từ đó, cải thiện thu nhập cho gia đình từ nghề nông.    

 

Được biết, MĐ1 là giống lúa thuần do nông dân BUCAP thôn Mớ Đá (xã Hạ Bì, Kim Bôi) lai tạo và chọn lọc từ tổ hợp lai Ré Thanh x CR203. Vụ mùa năm 2005, giống được cấy khảo nghiệm trên nhiều chân đất khác nhau bằng hình thức các thí nghiệm đồng ruộng và nông dân tự trao đổi để cấy trên thửa ruộng của mình. Với nhiều ưu điểm nổi bật, giống lúa này ngày càng được nhiều nông dân biết đến và trao đổi khá rộng rãi trong cộng đồng sản xuất giống nông hộ. Từ vụ mùa năm 2009, MĐ1 được tiếp tục khảo nghiệm quốc gia và sản xuất thử tại các tỉnh miền núi phía Bắc. Đến cuối năm 2012, MĐ1 được Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT công nhận là giống lúa chính thức được phép đưa vào sản xuất. Theo đánh giá của các cơ quan quản lý chuyên ngành, giống lúa MĐ1 có nhiều đặc tính nông học tốt, như: thời gian sinh trưởng ngắn (vụ chiêm - xuân 110 - 115 ngày, vụ mùa 95 - 100 ngày); sinh trưởng đẻ nhánh khá, cây cao trung bình (115 - 116 cm vụ mùa, 90 - 92 cm vụ chiêm - xuân); năng suất cao và ổn định (trung bình 60 - 70 tạ/ha, thâm canh cao đạt 75-80 tạ/ha), chất lượng gạo khá, tỷ lệ bạc bông thấp, tỷ lệ gạo xát trên 70%. Đặc biệt, giống có khả năng chịu rét, chịu hạn và chống đổ tốt, chống chịu sâu bệnh và điều kiện bất thuận trong cả vụ chiêm - xuân và vụ mùa, không nhiễm hoặc nhiễm nhẹ với các loại sâu bệnh hại chính như đạo ôn, rầy nâu, khô vằn, bạc lá... Giống có khả năng thích ứng rộng trên nhiều chân đất, được khuyến cáo phù hợp gieo trồng trong vụ xuân muộn, mùa sớm (2 vụ lúa/năm) tại các tỉnh miền núi phía Bắc.

 

Đồng chí Vũ Thị Thanh Huyền, Phó Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV - cơ quan tác giả giống lúa MĐ1 cho biết thêm: Tại tỉnh ta, quá trình khảo nghiệm và theo dõi nhiều vụ sản xuất cho thấy, giống MĐ1 thể hiện tính thích nghi cao với điều kiện sinh thái của tỉnh, không bị thiệt hại hay giảm năng suất do ảnh hưởng của các đối tượng sâu bệnh hại, thể hiện ưu thế khá vượt trội so với các giống lúa khác đang được gieo cấy tại địa phương. Đây là giống lúa ngắn ngày, chất lượng cao, phù hợp gieo trồng cho cả 2 vụ lúa mỗi năm nên được đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp tăng hệ số sử dụng đất 3 vụ/năm, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, từ đó nâng cao hiệu quả canh tác trên đất nông nghiệp.

 

Bắt đầu từ vụ mùa năm 2014, sản phẩm hạt giống lúa thuần chất lượng cao MĐ1 chính thức được sản xuất thương mại để đáp ứng nhu cầu sử dụng của nông dân. Là đơn vị sản xuất, Trung tâm Giống cây trồng, vật nuôi và thủy sản rất tự tin với kế hoạch thương mại hóa giống lúa này. Đồng chí Nguyễn Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm trao đổi: Sau khi khảo nghiệm và ứng dụng sản xuất thành công giống lúa MĐ1, Trung tâm đã lưu giữ nguồn gen để sản xuất - kinh doanh dịch vụ giống, xây dựng khu sản xuất giống đạt tiêu chuẩn để chủ động nguồn giống tại chỗ. Từ khi bắt đầu sản xuất thương mại (năm 2014), trung bình mỗi năm, Trung tâm sản xuất trên 20 tấn giống (tương đương diện tích canh tác khoảng 400 ha), tức khoảng 10 tấn/vụ. Lượng giống này được ưu tiên cung ứng cho địa bàn các xã có điều kiện canh tác lúa nhiều khó khăn như Bảo Hiệu (Yên Thủy), Tiến Sơn (Lương Sơn), Kim Sơn (Kim Bôi)... và bước đầu cung ứng cho thị trường một số tỉnh: Ninh Bình, Hải Dương, Lào Cai... Đây là thương hiệu giống lúa đầu tiên (và duy nhất đến thời điểm này) sản xuất tại tỉnh ta được công nhận là bộ giống quốc gia. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ mở rộng sản xuất để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng của bà con nông dân, góp phần đắc lực nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

 

 

 

                                                                               Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục