(HBĐT) - Ngày 3/6/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1454, “Quy định hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động làm việc trong các doanh nghiệp (DN) ở các KCN tỉnh Hòa Bình.
Quy định nhằm khuyến khích các DN trong KCN có chiến lược thu hút, ưu tiên tuyển dụng, sử dụng lao động tại chỗ, đồng thời góp phần thực hiện mục tiêu đẩy mạnh công tác xã hội hóa đào tạo nghề, từng bước nâng cao nguồn nhân lực, tạo việc làm ổn định, bền vững cho người lao động (NLĐ). Đối tượng áp dụng là DN trong các KCN có nhu cầu đào tạo và sử dụng lao động tại chỗ phục vụ hoạt động SX-KD của các dự án đầu tư trong các KCN của tỉnh. Điều kiện hỗ trợ được quy định rõ:
DN được thành lập theo luật, có đủ điều kiện hoạt động đào tạo nghề hoặc có hợp đồng đào tạo nghề với các đơn vị có đủ điều kiện hoạt động dạy nghề theo quy định của pháp luật; DN đã tổ chức khóa đào tạo nghề và ký hợp đồng lao động với NLĐ có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Hòa Bình từ 12 tháng trở lên và NLĐ đã được tham gia BHXH.
Mức hỗ trợ 300.000 đồng/lao động đối với DN sử dụng từ 10-100 lao động; 500.000 đồng/lao động đối với DN sử dụng từ 100 đến dưới 1.000 lao động; 1 triệu đồng/lao động đối với DN sử dụng từ 1.000 lao động trở lên.
Việc hỗ trợ được thực hiện sau khi đào tạo nghề. Kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho NLĐ được thực hiện thông qua DN. Mỗi lao động chỉ được hỗ trợ đào tạo 1 lần trong suốt thời gian làm việc tại Hòa Bình. Nguồn kinh phí ngân sách tỉnh bố trí theo kế hoạch hàng năm.
BQL các KCN tỉnh chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan: Hàng năm tổng hợp nhu cầu kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề của các DN gửi Sở Tài chính thẩm định báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổng hợp, tham mưu cho UBND tỉnh bố trí vốn để hỗ trợ kinh phí hàng năm. Đồng thời hướng dẫn các DN thanh toán, quyết toán kinh phí hỗ trợ tại quyết định này: Các DN trong các KCN hàng năm xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức đào tạo nghề cho NLĐ tại chỗ phục vụ hoạt động SX-KD của DN mình báo cáo BQL các KCN tổng hợp báo cáo theo quy định. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các DN trong các KCN, các cơ quan có liên quan phản ánh về BQL các KCN để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, bổ sung, điều chỉnh theo quy định.
Mức hỗ trợ này được thực hiện từ ngày 1/7/2017.
T.H
(HBĐT) - Triển khai kế hoạch trồng rừng năm 2016 huyện Lạc Sơn đã chỉ đạo các xã tổ chức đo đạc thiết kế chuẩn bị hiện trường trồng rừng, chăm sóc, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng, phòng - chống cháy rừng.
(HBĐT) - 5 tháng đầu năm, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục tăng trưởng, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo duy trì mức tăng trưởng cao nhất. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 8,5% so với cùng kỳ, lũy kế 5 tháng tăng 9,47%.
(HBĐT) - Tổng cục Thuế vừa ban hành Công văn số 1695/TCT- QLN về hướng dẫn Cục Thuế các địa phương tháo gỡ vướng mắc về vấn đề sử dụng hóa đơn lẻ cho các doanh nghiệp (DN) bị cưỡng chế do nợ thuế.
(HBĐT) - Nông dân trong tỉnh đã bắt đầu tập trung thu hoạch lúa vụ chiêm xuân. Đến ngày 2/6 có 9/11 huyện, thành phố thu hoạch với tổng diện tích 1.865 ha lúa, tăng 1.745 ha so với kỳ trước (27/5). Các địa phương có tiến độ gặt nhanh là Lương Sơn (950 ha), Kỳ Sơn (450 ha), Lạc Thủy (150 ha) và thành phố Hòa Bình (150 ha).
(HBĐT) - Có nhiều ưu điểm vượt trội lại rất phù hợp cho cơ cấu sản xuất 3 vụ/năm, giống lúa MĐ1 được các cơ quan chuyên ngành đánh giá là giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa. Từ năm 2012, MĐ1 đã được Bộ NN&PTNT công nhận là giống chính thức của quốc gia. Chính vì vậy, bà con nông dân hoàn toàn có thêm cơ sở để yên tâm mở rộng sản xuất.
(HBĐT) - Ông Nguyễn Văn Phong (Lương Sơn) hỏi: Đề nghị cho biết, để mở cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng cần đáp ứng các yêu cầu gì?