Nông dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) trồng rừng phủ xanh đồi trọc.

Nông dân xã Cao Sơn (Đà Bắc) trồng rừng phủ xanh đồi trọc.

(HBĐT) - Với đặc điểm phần lớn diện tích là đất lâm nghiệp, những năm gần đây, huyện Đà Bắc đã tập trung khai thác thế mạnh đó để phát triển trồng rừng. Hướng đi này bước đầu góp phần tích cực cho địa phương xoá đói - giảm nghèo, tạo thêm việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Toàn huyện có 49.820,98 ha rừng, trong đó, diện tích rừng tự nhiên 35.476,06 ha và rừng trồng 14.334,92 ha.

 

Thấy được tầm quan trọng và giá trị của tài nguyên rừng với phát triển KT-XH, bảo vệ môi trường sinh thái, những năm qua, huyện đã tập trung chỉ đạo các xã bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia trồng, chăm sóc, đồng thời tích cực phát triển các trang trại lâm nghiệp nhằm khai thác tối đa nguồn lợi từ rừng, từng bước xã hội hóa nghề rừng, đưa sản xuất lâm nghiệp thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Trong những năm gần đây, công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và phát triển rừng ở huyện Đà Bắc đã có những chuyển biến tích cực, nhờ đó, độ che phủ rừng đạt 63,9%.

 

Năm nay, huyện dự kiến trồng mới 800 ha, trong đó, 500 ha của các dự án, như dự án bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020. Nguồn giống được huy động tại các vườn ươm của Ban quản lý phát triển rừng của huyện và Lâm trường Tu Lý. Để phục vụ trồng rừng của gia đình, các hộ dân còn tự gieo ươm cây giống. Các giống cây chủ yếu như cây mỡ, keo, song mật, trẩu và bồ đề. Nguồn giống phục vụ cho trồng rừng với 70 vạn cây các loại về cơ bản ổn định đáp ứng nhu cầu giống cho bà con trên địa bàn toàn huyện.

 

Từ đầu năm đến nay, toàn huyện đã trồng được 214 ha rừng. Hiện nay do thời tiết nắng nóng kéo dài, đồi cao, dốc đứng ảnh hưởng đến trồng rừng, Phòng NN&PTNT chỉ đạo các xã chờ khi thời tiết mát mẻ, có mưa vào tháng 7, tháng 8 sẽ tiếp tục triển khai trồng rừng tại cơ sở. Dự kiến hết tháng 8 sẽ trồng xong và vượt kế hoạch đề ra.

 

Trong quá trình trồng rừng, khi cây còn bé bà con trồng xen với cây ngô, sắn để tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế cỏ dại phát triển, giảm công làm cỏ cho nông dân, cây lâm nghiệp không bị sâu bệnh tấn công. Đối với huyện Đà Bắc, phát triển kinh tế rừng là ngành kinh tế mũi nhọn với hơn 90% hộ dân sống nhờ lâm nghiệp. Nhờ các chính sách quan tâm đến phát triển kinh tế rừng đã từng bước cải thiện đời sống người dân. Bình quân mỗi ha rừng keo lai đến chu kỳ khai thác cho thu nhập từ 50 - 70 triệu đồng. Từ đó, người dân và các chủ rừng có ý thức giữ rừng không có hiện tượng chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy.

 

Đồng chí Phùng Đình Châm, Phó trưởng Phòng NN&PTNT huyện Đà Bắc cho biết: Để kinh tế rừng đạt hiệu quả cao nhất, huyện có các chính sách phù hợp khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân đầu tư trồng và bảo vệ rừng, giải quyết cho các hộ nghèo vay vốn ưu đãi để trồng rừng, rà soát diện tích khoanh nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ rừng khai thác, tiêu thụ sản phẩm gắn với vùng nguyên liệu theo hướng hiện đại hóa công nghệ. Huyện chủ trương giao rừng và đất rừng đến hộ, nhóm hộ gia đình, chính sách hỗ trợ cây giống cho các hộ trồng rừng đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật lâm sinh, cán bộ khuyến lâm cho các xã để hướng dẫn bà con trồng rừng. Tăng cường quản lý tuyển chọn nguồn cây giống, đồng thời quản lý, giám sát kế hoạch và chất lượng trồng rừng.

 

 

                                                             Thu Thủy (CTV)

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kết luận cuộc họp.
Chương trình khuyến mãi khách hàng đặc biệt với tên gọi “Đăng ký Viettel hôm nay trúng ngay Honda AirBlade” của Viettel dành riêng cho khách hàng tỉnh Hoà Bình.
Từ vốn vay ưu đãi của NHCSXH, gia đình bà Bùi Thị Đông, xóm Bún,  xã Yên Mông (TP Hòa Bình) đầu tư nuôi bò đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Vốn vay ưu đãi đồng hành phát triển kinh tế cùng bà con xã Trường Sơn

(HBĐT) - Trường Sơn là xã vùng sâu của huyện Lương Sơn. Xã có hệ thống đường giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho nhân dân phát triển kinh tế. Xã xác định trồng rừng sản xuất và một số loại cây có giá trị kinh tế cao gắn liền với chăn nuôi gia trại vừa và nhỏ là nội lực. Do đó, khi các hộ dân được tiếp cận với vốn vay ưu đãi của NHCSXH, chủ yếu đầu tư vào trồng rừng sản xuất và trồng cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững.

Các ngân hàng, tổ chức tín dụng huy động vốn đạt 9.954 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, tổng nguồn vốn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) đến cuối tháng 5/2016 đạt 15.550 tỷ, tăng 5,2% so với thời điểm 31/12/2015, trong đó, vốn huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 9.954 tỷ đồng, tăng 7,9% so với đầu năm.

Huyện Kim Bôi: Dư nợ các chương trình tín dụng chính sách trên 293 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo NHCSXH huyện Kim Bôi, từ đầu năm đến nay, doanh số cho vay các chương trình tín dụng trên địa bàn huyện đạt trên 40 tỷ đồng với 1.776 lượt khách hàng vay vốn.

Dư nợ cho vay hộ nghèo đạt trên 712 tỷ đồng

(HBĐT) - Theo NHCSXH tỉnh, trong 14 chương trình tín dụng ưu đãi đang được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh thì chương trình cho vay hộ nghèo theo Nghị định số 78/2002 có dư nợ cao nhất.

Gặt gần 6.000 ha lúa chiêm - xuân

(HBĐT) - Vụ chiêm - xuân năm nay toàn tỉnh gieo trồng trên 16.500 ha lúa. Hiện cơ bản diện tích lúa đã chín, các địa phương đang tập trung thu hoạch. Tính đến ngày 9/6, toàn tỉnh đã gặt được 5.939 ha, bằng 36% diện tích, tăng 4.074 ha so với kỳ trước.

Tỉnh ta được phân bổ trên 649 tỷ đồng vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020

(HBĐT) - Tại Công văn số 916 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thông báo kiểm tra kế hoạch nguồn vốn đầu tư trung hạn nguồn NSNN giai đoạn 2016-2020, tỉnh ta được phân bổ 649.868 triệu đồng vốn đầu tư trung hạn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục