Nghề nuôi cá lồng ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã cải thiện nguồn thu nhập kinh tế hộ dân vùng hồ sông Đà.

Nghề nuôi cá lồng ở xã Vầy Nưa (Đà Bắc) đã cải thiện nguồn thu nhập kinh tế hộ dân vùng hồ sông Đà.

HBĐT) - Cách đây 6 năm, Huyện ủy Đà Bắc ban hành Nghị quyết số 08 ngày 19/10/2009 về phát triển ngành thủy sản vùng lòng hồ sông Đà giai đoạn 2009 - 2015, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết đã và đang mang lại diện mạo KT -XH mới tại các xã vùng hồ nơi đây.

 

Năm 2008, giá trị thu nhập từ nghề nuôi cá lồng và đánh bắt thủy sản chiếm 2% tổng giá trị ngành nông nghiệp toàn huyện. Nghị quyết số 08 xác định ngành thủy sản có ý nghĩa quan trọng góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế, phát huy lợi thế (mặt nước hồ, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân. Từ định hướng của Nghị quyết, UBND huyện chỉ đạo các cơ quan chuyên môn xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện đến các xã, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền. Từ đó, cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện đã nắm rõ nội dung, ý nghĩa của nghị quyết. chủ trương phát triển thủy sản vùng lòng hồ sông Đà được quán triệt, triển khai sâu rộng, tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và niềm tin cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.  

Cũng từ đây, lợi thế diện tích mặt nước rộng lớn, khí hậu, sinh thái và hệ thống thủy văn thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào được phát huy. Thế mạnh giao thông đường thủy thuận tiện cho thương mại, lưu thông hàng hóa, cung cấp thực phẩm cho thành phố Hòa Bình và các tỉnh lân cận cũng được mở mang, tận dụng. Với sự hướng dẫn của các cơ quan liên quan, các xã vùng ven sông Đà đã xây dựng và phát triển ngành thủy sản, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản cho người dân góp phần vào việc quản lý hoạt động khai thác, đánh bắt và bảo vệ tốt nguồn lợi vùng hồ. Bên cạnh đó, các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư như mở các lớp tập huấn chuyển giao KH -KT, xây dựng mô hình điểm được tăng cường. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển nuôi cá lồng được huyện quan tâm, chỉ đạo thực hiện như nguồn vốn phát triển sản xuất thuộc chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, vốn dự án 472, dự án AFAP, giảm nghèo đầu tư hỗ trợ hộ dân hưởng lợi cá giống và lồng nuôi. Mô hình nuôi cá đặc sản thuộc đề tài của Sở KH &CN cũng được triển khai với các hoạt động tập huấn chuyển giao KH -KT.   

Đến nay, tại một số xã đã hình thành những HTX, tổ hợp tác nuôi cá lồng tập trung để hỗ trợ nhau trong sản xuất, điển hình như xã Hiền Lương. Tại một số xã như Vầy Nưa, Tiền Phong, Hiền Lương đã xuất hiện nhiều hộ nuôi cá lồng có quy mô từ 4 - 6 lồng kéo theo đó là việc hình thành loại hình dịch vụ về cung ứng giống, thức ăn, thuốc phòng trừ dịch bệnh ở địa phương. Các chương trình, dự án hỗ trợ nuôi cá lồng tại các xã được gắn với tiêu thụ sản phẩm góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.  

Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung chương trình, kế hoạch nghị quyết, nghề nuôi và đánh bắt thủy sản tại các xã vùng hồ đã có những bước phát triển mới. Hiện trên địa bàn có gần 700 hộ dân tham gia nuôi với tổng số gần 1.000 lồng cá. Riêng 5 tháng đầu năm 2016 đã phát triển gần 200 lồng nuôi cá. Các mô hình sản xuất điển hình tại một số xã đã và đang ngày càng lan rộng như ở xã Tiền Phong có hộ ông Đinh Văn Lâm nuôi 5 - 6 lồng cá chiên, cá quất; hộ ông Lê Đình Hợi, Bùi Văn Hoan ở xóm Túp nuôi 5 lồng; hộ ông Xa Văn Dung, bà Đinh Thị Nga ở xóm Mực nuôi 4  5 lồng. Tại xã Vầy Nưa có hộ ông Đinh Công Bút nuôi 4 - 5 lồng, bà Đinh Thị Hằng nuôi 5  6 lồng, Đinh Công Son nuôi 4 lồng. Xã Hiền Lương có hộ tiêu biểu là ông Đinh Văn Mai nuôi 10 lồng. 

Đồng chí Xa Đức Hiền, Phó Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc khẳng định: Từ sau thực hiện Nghị quyết số 08 của Huyện ủy, ngành thủy sản phát triển tương đối tốt, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông thôn, ổn định đời sống nhân dân các xã vùng ven hồ sông Đà. So với năm 2009, số lồng nuôi tăng gấp đôi, sản lượng ngành thủy sản tăng 155, 1 tấn, đạt 118,12%, giá trị tính riêng nuôi cá lồng tăng 2.124 tỷ đồng, đạt 158,85%. Để tiếp tục phát triển ngành thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa mũi nhọn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của huyện, tỉnh và khu vực ngoài tỉnh, hướng tới xuất khẩu khi có đủ điều kiện, huyện đang tập trung hướng mạnh vào nuôi theo hướng thâm canh, đồng thời kế thừa những kinh nghiệm truyền thống nhằm đa dạng hóa đối tượng vật nuôi, tạo sản phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao. Chú trọng khai thác, đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tự nhiên theo quy định. Hình thành các HTX, tổ hợp tác, làng nghề cá, thực hiện xã hội hóa từ khâu sản xuất giống, nuôi, tiêu thụ sản phẩm. Đến năm 2020, phấn đấu giá trị ngành thủy sản chiếm 15 - 20% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp của huyện, thu hút 25 - 30% lao động tại các xã ở ven hồ sông Đà tham gia nuôi, đánh bắt thủy sản. 

                                                      

                                                                           Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thừa ủy quyền, đồng chí Trần Văn Tiệp, TUV, Giám đốc Sở NN&PTNT trao tặng danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh” cho các cá nhân được tặng thưởng.
Đã có 36 nhà đầu tư triển khai dự án và 25 nhà đầu tư nghiên cứu đầu tư vào địa bàn tham gia  hội nghị tiếp xúc với cơ quan QLNN của tỉnh.
Những năm qua, Chi nhánh Agribank Đà Bắc luôn tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng vay vốn phát triển sản xuất - kinh doanh.

Khó khăn trong xây dựng NTM ở xã Cun Pheo

(HBĐT) - Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo toàn xã chiếm gần 54%, thu nhập bình quân đầu người mới đạt 13, 2 triệu đồng, cơ sở vật chất thiếu thốn, việc huy động còn gặp nhiều khó khăn, do đó, đến nay, xã Cun Pheo (Mai Châu) mới hoàn thành được 8/19 tiêu chí xây dựng NTM. Con đường trước mắt của Cun Pheo còn chất chồng khó khăn.

Xây dựng 29 mô hình phát triển sản xuất

(HBĐT) - Bằng nguồn vốn từ các chương trình, dự án, trong 6 tháng đầu năm, huyện Kim Bôi đã xây dựng được 29 mô hình phát triển sản xuất nâng cao thu nhập.

19 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư

(HBĐT) - 6 tháng đầu năm nay, trong tỉnh có 19 dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 2.133 tỷ đồng, sử dụng khoảng 653, 4 ha đất, tăng 7 dự án và 4, 77 lần số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Xã Cư Yên xây dựng cánh đồng mẫu lớn thâm canh 1 loại giống

(HBĐT) - Khu ruộng gần 700 m2 chuyên sản xuất 1 loại giống của gia đình anh Nguyễn Văn Tiến, xóm Hang Đá, xã Cư Yên (Lương Sơn) năm nay cho năng suất cao hơn so với mọi năm. Sau 3 tháng chăm sóc, ruộng lúa của gia đình anh đã đến ngày thu hoạch. Anh Tiến phấn khởi cho biết: Vụ này, gia đình tôi cùng các hộ trong xóm gieo trồng phần lớn diện tích là giống lúa Liên ưu 362. Đây là giống lúa lai mới được gieo trồng khảo nghiệm tại xóm, thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng kháng bệnh và chống chọi với thời tiết. Hiện nay, lúa chín đều, bông trĩu hạt, trổ 1 lần nên lúa rất đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục