Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam dự Olympic 2016 Trần Đức Phấn đã có cuộc trao đổi với SGGP Thể thao về kế hoạch tiếp theo ở đấu trường Olympic. Mục tiêu của thể thao Việt Nam vẫn là có huy chương chứ không chỉ dự cọ xát kinh nghiệm tại Asian Games 2018 và Olympic 2020.

° PV: Olympic 2016, thể thao Việt Nam đã thi đấu xong. Tới đây, chúng ta sẽ hoạch định kế hoạch thực hiện tiếp theo với Asian Games 2018 và Olympic 2020 như thế nào?

 

- Ông Trần Đức Phấn: Hiện nay theo chỉ đạo cấp cao nhất là thực hiện kế hoạch cụ thể môn thể thao. Nhân chúng ta có HCV và HCB Olympic 2016 ở môn bắn súng, chúng tôi sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể cho thể thao thành tích cao. Ở đây là xây dựng kế hoạch cho đấu trường nào phải rõ ràng. Vấn đề quan trọng, huy chương Olympic 2016 của chúng ta khẳng định thực lực là mình có và thêm một phần may mắn thì ngành thể thao sẽ có thêm sự đầu tư đúng đắn, bài bản, hệ thống, khoa học hơn. Bài bản và hệ thống như thế nào, chúng tôi sẽ xây dựng để VĐV tới Olympic tranh tài huy chương. Không như trước đây là tới Olympic thi đấu hoàn toàn không có khái niệm sẽ giành được kết quả huy chương. Vì vậy, phải nói thật, tấm HCV của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Olympic 2016 là sự bất ngờ. Trên cơ sở tính toán thì chúng tôi xác định, VĐV tới Olympic tương lai là tranh huy chương còn với Asian Games là tranh HCV. Muốn giải được bài toán Rio này, kinh phí đầu tư như thế nào sẽ cần sự tương xứng với mục tiêu và số lượng rất ít VĐV theo nội dung. Ta chọn nội dung để có đầu tư trọng điểm quan trọng nhất. Mong muốn nhất là cần có nhân sự đầy đủ hỗ trợ cho VĐV từ công tác y tế tới dinh dưỡng cho VĐV thi đấu đấu trường quan trọng. Hiện tại, chúng ta chuẩn bị vẫn theo sự may rủi và chưa có một sự bền vững. Chúng tôi là cơ quan thể thao sẽ làm công tác tham mưu tối đa để cơ quan cao nhất xem xét quyết định. 

Thạch Kim Tuấn phải có chuyên gia giỏi để khai thác hết tiềm năng của anh.

° Môn cử tạ đã không thành công tại Olympic 2016 và trước đó là Olympic 2012, chúng ta sẽ xem xét về đầu tư môn này như thế nào?

-Nói về lực, tại Olympic 2016, lực sỹ Thạch Kim Tuấn (56kg) có khả năng hơn tuyển thủ Thái Lan đã giành HCĐ tại Rio de Janeiro. Chúng ta nói thẳng thắn, VĐV của mình chưa thể vượt các đối thủ Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên. Nhưng chúng tôi thấy, chỗ của Tuấn là bài toán phải giải. Ở đây liên quan nhiều yếu tố, cả HLV. Tính về giai đoạn hiện nay, môn cử tạ và bắn súng của Việt Nam triển vọng nhất tranh chấp huy chương tại Olympic nên chúng ta vẫn tiếp tục đầu tư cho môn đấu này. Dứt khoát tới đây phải có chuyên gia. Hiện tại, với cử tạ, chúng ta vẫn trong tình thế may rủi giành huy chương chứ không phải chắc chắn đạt được thành tích trước thi đấu. Vì thế, chúng ta sẽ tiếp tục đầu tư cho cử tạ ở hạng 56kg vì đó là hạng cân VĐV Việt Nam đủ cơ hội tranh chấp huy chương Olympic. VĐV nữ chúng ta cũng có khả năng nhưng sẽ đầu tư hạng cân nhẹ.

 

° Olympic 2020 có môn karatedo được vào chương trình thi đấu, thể thao Việt Nam chờ đợi gì ở môn này?

-Với tôi, cách nhìn hơi khác một chút. Đây là, nhà quản lý phải đánh giá đúng năng lực của VĐV mình trong Đông Nam Á, châu Á và thế giới ra sao. Như thế mới có cách xác định chính xác chuyên môn. Về nguyên tắc, VĐV của mình phải khẳng định năng lực huy hương ở SEA Games rồi Asian Games và tiến tới giành suất Olympic. Chúng ta từng có minh chứng là VĐV môn taekwondo đã bị tụt lại như thế nào. Chúng ta đã đánh giá mặt chuyên môn đối thủ không sâu, rất hời hợt. Ta phải thấy, các quốc gia đều có chiến thuật và VĐV quan trọng không phải lúc nào cũng xuất hiện tất cả giải đấu. Với karatedo, hiện nay, chúng ta sẽ phải làm bài bản mới được. Qua năm sau có SEA Games rồi tới là Asian Games một số quốc gia trong khu vực có lực lượng mạnh như Malaysia, Thái Lan… Nếu chúng ta không có huy chương thì sẽ khó. Nhưng chắc chắn, chúng tôi sẽ chọn từ 1 tới 2 hạng cân thi đấu để đầu tư trọng điểm cho VĐV ở đối kháng. Trước mắt, ta hướng về Asian Games. Với Olympic, nhiều quốc gia trong châu Á rất mạnh ở karatedo nên Việt Nam cũng phải thận trọng.

 

 

                                                              Theo SGGP

Các tin khác


Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Họp Ban tổ chức địa phương Cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 25/3, Ban Tổ chức địa phương cuộc đua xe đạp toàn quốc tranh Cúp truyền hình TP Hồ Chí Minh lần thứ 36 năm 2024 tỉnh Hoà Bình đã họp triển khai công tác phối hợp tổ chức giải.

Dồn lực để chinh phục huy chương tại Olympic Paris 2024

Ngành Thể dục thể thao đặt mục tiêu có từ 12-15 suất tham dự Thế vận hội Olympic Paris 2024.

Một vận động viên người Việt tham gia Giải chạy Việt Nam Siêu Marathon tử vong

Chiều nay 24/3, Ban Tổ chức (BTC) Giải chạy Vietnam Ultra Marathon (Vietnam Siêu Marathon) thông tin trên trang Fanpage của giải về một vận động viên (VĐV) tham dự sự kiện qua đời tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình.

Phát động Cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân

Ngày 24/3, tại Quảng trường Hòa Bình, trên 2.000 người đã tham gia Lễ phát động Cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe toàn dân năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục