Những năm qua, đã có nhiều cầu thủ Việt Nam ra nước ngoài thi đấu, nhưng sau đó đều trở về nước, do không tạo dựng được chỗ đứng tại các câu lạc bộ mới, hoặc ít khi được thi đấu. Có thể kể ra trường hợp của: Đoàn Văn Hậu, Nguyễn Công Phượng, Lương Xuân Trường… Họ đều là những tài năng của bóng đá Việt Nam, song lại rất chật vật tìm chỗ đứng ở các câu lạc bộ nước ngoài.
Tiền đạo Công Phượng trong một lần hiếm hoi được ra sân thi đấu khi khoác áo đội Sint-Truiden của Bỉ.
Với màn trình diễn ấn tượng tại các trận đấu đã qua của vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á, tiền vệ Quang Hải và Hoàng Đức là các cầu thủ nội tiếp theo nhận được sự quan tâm của các câu lạc bộ tại Oman, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản. Việc Hoàng Đức, Quang Hải được các đội bóng nước ngoài để ý là tín hiệu đáng mừng, cho thấy các tuyển thủ có những bước tiến lớn về trình độ, bản lĩnh thi đấu, điều rất quan trọng để các cầu thủ Việt Nam có thể thích ứng, thi đấu thành công khi ra nước ngoài. Đây là điểm khác nhau cơ bản so với giai đoạn cách đây vài năm, khi nhiều cầu thủ Việt Nam xuất ngoại vì những ảnh hưởng tạo ra bên ngoài sân cỏ, hơn là vì thực lực chuyên môn.
Tuy nhiên, ngoài đáp ứng được về chuyên môn thì mỗi cầu thủ chúng ta cần phải rút kinh nghiệm từ những người đi trước để lấy đó làm bài học cho chính mình và hướng tới thành công. Đó là các cầu thủ trước khi xuất ngoại cần phải xác định đâu là giới hạn của mình và chúng ta sẽ phát triển năng lực của bản thân đạt đến ngưỡng nào. Ngoài ra, họ cũng cần hiểu bước đầu về văn hóa bóng đá và đất nước mà họ sẽ đến. Thứ hai, chúng ta sẽ phải có sự kiên trì. Việt Nam có thể là đội bóng hàng đầu ở Đông Nam Á nhưng khi sang châu Âu hay Hàn Quốc, Nhật Bản, chúng ta sẽ phải bắt đầu từ con số 0. Đặng Văn Lâm là một thí dụ và là tấm gương thành công để các cầu thủ Việt Nam học hỏi. Văn Lâm có sự kiên nhẫn, phương pháp tập luyện chuyên nghiệp và luôn muốn từng bước thử thách bản thân. Ngay cả hiện tại, dù ít được thi đấu cho câu lạc bộ Cerezo Osaka, nhưng Văn Lâm vẫn nỗ lực để tiến lên theo đúng con đường chuyên nghiệp, luôn muốn bản thân mình giỏi hơn và sẽ tận dụng tốt từng cơ hội được trao. Bóng đá đỉnh cao khắc nghiệt bởi tính cạnh tranh cao độ. Nhưng điều đó giúp cho các cầu thủ trưởng thành hơn và bản lĩnh hơn.
Ở khu vực Đông Nam Á, Chanathip Songkrasin (Thái Lan) đang trở thành hình mẫu để các cầu thủ học hỏi. Có được thành công như hôm nay tại Nhật Bản, anh đã phải nỗ lực rất nhiều và đặc biệt là luôn nhận được sự hỗ trợ rất tốt từ đội ngũ giúp việc. Người đại diện và một đội ngũ đi cùng đã giúp Chanathip không bị "sốc” văn hóa, một trong những rào cản khiến cầu thủ không thể hòa nhập nhanh với câu lạc bộ mới. Các cầu thủ Việt Nam trước đây ra nước ngoài thường chỉ một mình lo hết mọi thứ cho nên rất khó để thành công nơi đất khách, quê người.
Ngoài ra, việc chưa được trang bị đầy đủ những kỹ năng, đặc biệt về ngoại ngữ cũng là một trở ngại khác khi ra nước ngoài thi đấu. Đây là hạn chế lớn thường thấy của cầu thủ Việt Nam. Chúng ta không thể hòa nhập được và càng không thể đặt mục tiêu khẳng định bản thân ở bóng đá đẳng cấp cao nếu không có ngoại ngữ. Trên hết, phần lớn các cầu thủ Việt Nam không có một người đại diện chuyên nghiệp, người có thể đưa ra những định hướng nghề nghiệp phù hợp là thiệt thòi rất lớn cho họ. Với bóng đá Việt Nam, các ông bầu vẫn có tiếng nói quan trọng đến sự nghiệp của các cầu thủ. Thế nhưng, những quyết định của họ không phải lúc nào cũng tốt nhất, để giúp cầu thủ có thể trụ lại được ngoài V.League.
Để giải quyết vấn đề này, cách duy nhất là bóng đá Việt Nam phải đào tạo ra những cầu thủ đủ trình độ chơi bóng ở nước ngoài, trước mắt có thể là ở các giải đấu cao hơn tại châu Á. Muốn thế phải thay đổi mạnh mẽ và toàn diện cách làm hiện nay, phải đẩy mức độ yêu cầu lên cao nữa, đầu tư nhiều hơn, ngày càng hiện đại và chuyên nghiệp vào rèn luyện thể chất, chuyên môn, tri thức, trong đó đặc biệt là ngoại ngữ cho các cầu thủ.
Những nhiệm vụ nêu trên đều rất khó, nhưng không thể không làm được, và phải làm càng sớm càng tốt bởi chúng có quan hệ tương hỗ. Đào tạo tốt, V.League sẽ được hưởng lợi và ngược lại, khi giải đấu có chất lượng cao hơn, tài năng trẻ cũng sẽ phát triển tốt hơn. Câu hỏi lúc này chỉ là "Ai sẽ làm, làm như thế nào?”. Câu trả lời đó dành cho các nhà quản lý của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam và ông bầu các đội bóng.
Theo Báo Nhân Dân
Rạng sáng 7/2, đội tuyển Senegal đã đánh bại Ai Cập 4-2 ở loạt sút luân lưu 11m (hòa 0-0 sau 120 phút) trong trận chung kết Cúp các quốc gia châu Phi (AFCON) 2021.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã biểu dương và khen ngợi toàn thể đội tuyển bóng đá Quốc gia nữ và Ban huấn luyện.
Đội tuyển nữ Việt Nam đã có chiến thắng lịch sử trước đội tuyển Đài Loan (Trung Quốc) với tỷ số 2 - 1 ở trận play-off diễn ra ngày 6/2, qua đó lần đầu tiên trong lịch sử giành vé tham dự World Cup bóng đá nữ vào năm 2023.
Trước trận đấu play-off quyết định tấm vé dự World Cup bóng đá nữ 2023, HLV Mai Đức Chung khẳng định đội tuyển nữ Việt Nam chỉ có con đường tấn công để giành chiến thắng trước Đài Bắc Trung Hoa.
Lễ khai mạc Olympic mùa Đông Bắc Kinh 2022 đã chính thức khai mạc tối 4/2 tại Sân vận động quốc gia Tổ chim tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc.
Chiều 2/2, đội tuyển nữ Việt Nam và Thái Lan có màn so tài trong khuôn khổ vòng play-off Asian Cup nữ 2022. Phần thắng thuộc về thầy trò HLV Mai Đức Chung với tỷ số chung cuộc 2-0 với những pha lập công của đội trưởng Huỳnh Như và Thái Thị Thảo.