Sau năm 2009 chói sáng, mà đỉnh cao là tấm HCV của Vũ Thị Hương tại Asian Indoor Games trên sân nhà, những diễn biến từ đầu năm tới nay của điền kinh Việt Nam là một sự tương phản rõ nét. Mục tiêu lần đầu có huy chương tại Ðại hội thể thao châu Á vào tháng 11 tới đang trôi xa tầm tay, và tương lai gần của cả môn thể thao mũi nhọn này cũng đáng lo ngại.
Thất vọng giải trẻ toàn quốc
Giải thi đấu quan trọng nhất trong năm dành cho đối tượng (tổ chức tại sân vận động quốc gia Mỹ Ðình), bị ảnh hưởng nặng nề của thời tiết, vừa trong sự thờ ơ của người hâm mộ và chính giới chuyên môn. Có cảm giác giải chỉ được tổ chức với lý do duy nhất là bởi giải có tên trong hệ thống thi đấu thường niên.
Tuy vẫn có tới 42 đoàn tham dự, song tổng số lượng VÐV chỉ vỏn vẹn 366 người. Hơn thế, chất lượng tranh tài rất "nhạt", với thành tích ở hầu hết các nội dung đều rất thấp. Cả giải chỉ có bốn kỷ lục quốc gia được phá, thì có tới ba rơi vào các nội dung thuộc diện "mới" là ném búa nam, ném lao nữ, đẩy tạ nữ. Hà Nội giành ngôi nhất toàn đoàn, song thành tích mà cả chín nhà vô địch vươn tới đều rất thường, thậm chí còn xa mới đạt tới tầm cỡ quốc gia. Trong khi đó, "đại gia" mấy năm nay về điền kinh trẻ, TP Hồ Chí Minh bất ngờ sa sút thảm hại khi chỉ đoạt nổi hai HCV. Có lẽ điểm sáng duy nhất của giải chỉ là KLQG mà VÐV "trẻ nhưng không mới" Trần Huệ Hoa (TP Hồ Chí Minh) thiết lập, vượt qua được hai xăng-ti-mét so với cột mốc của Nguyễn Thị Bích Vân giữ suốt 10 năm nay trên hố nhảy ba bước nữ.
Nghĩa là, tại giải, đã không có bất cứ nhân tố mới nào "lộ sáng", chứ chưa dám nói đến một hiện tượng, hay một tài năng trẻ mang tính đột phá. Ðiều này càng chứng minh rõ cho thực tế: Sau một giai đoạn "thăng hoa" nhờ chương trình mục tiêu quốc gia nhắm tới SEA Games 2003 trên sân nhà, công tác phát hiện, đào tạo trẻ của điền kinh Việt Nam bị buông lỏng và xuống cấp nặng nề. Hai năm nữa, khi đội ngũ những Văn Huyện, Thanh Hằng, Vũ Thị Hương... không còn giữ được đỉnh cao phong độ, điền kinh Việt Nam nhiều khả năng rơi vào khủng hoảng lực lượng. Hiện tại, chúng ta đã phải chấp nhận mất "sở trường" nhảy cao nữ khi Bùi Thị Nhung xuống sức, và nguy cơ hiển hiện trước mắt là trường hợp của "chuyên gia" trên các đường chạy cự ly trung bình nam, Nguyễn Ðình Cương.
Vơi nhiều hy vọng cho Asian Games
Kết thúc một năm thắng lợi, các nhà quản lý điền kinh Việt Nam đều tự tin hướng tới mục tiêu lần đầu có huy chương tại Á vận hội, thậm chí là HCV, với hy vọng đặt vào nữ hoàng tốc độ Ðông- Nam Á Vũ Thị Hương, ngoài ra còn có Trương Thanh Hằng (các cự ly trung bình) hay Văn Huyện (10 môn phối hợp). Tuy nhiên, ở thời điểm chỉ còn đúng hai tháng trước Ðại hội, những hy vọng thành công đã vơi đi rất nhiều, với quá trình chuẩn bị hết sức yếu kém cho các tuyển thủ ưu tú.
Không hiểu người ta lên và thống nhất kế hoạch như thế nào, mà phải mất đến cả nửa năm, họ mới "đủng đỉnh" nhập cuộc, chưa kể trước đó đã có vài tháng coi như nghỉ. Những Hương, Hằng, Huyện đều "tập chay" ở trong nước, hai chân chạy nữ mới dự tranh đúng một giải, còn kỷ lục gia 10 môn phối hợp thậm chí chẳng tham dự giải nào. Chính vì thiếu thành tích thi đấu đỉnh cao nên Vũ Thị Hương và Trương Thanh Hằng đã bị Liên đoàn điền kinh châu Á (AAA) loại khỏi danh sách tham gia giải Các Ngôi sao châu lục.
Giờ thì dù có muốn dốc tiền của, tâm sức đầu tư cho các trụ cột này cũng chẳng thể kịp nữa rồi, dù từ cuối năm ngoái, hàng loạt dự định đã được "vẽ" ra, nhất là việc cử đi tập huấn dài hạn tại các Trung tâm hàng đầu thế giới. Cơ hội của điền kinh Việt Nam tại Asian Games 2010 trước mắt thật bấp bênh, và chúng ta lại phải chờ đợi một cách mong manh vào sự xuất thần của các VÐV.
Theo ND
Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) vừa tiến hành phân nhóm hạt giống cũng như công bố nguyên tắc bốc thăm chia bảng cho 31 đội tuyển tham dự. Việc phân loại hạt giống được căn cứ trên thành tích thi đấu của các đội tại giải futsal châu Á 2022. Các đội không tham dự giải futsal châu Á 2022 xếp ở nhóm hạng thấp nhất.
Dù giành thành tích hạng nhất tại SEA Games 32 ở Campuchia, nhưng việc chỉ có chưa đến 60% số huy chương ở các môn nằm trong chương trình thi đấu Olympic (chưa kể phong độ thi đấu trồi sụt của nhiều vận động viên đỉnh cao) khiến mục tiêu lọt vào Top 3 khu vực Đông Nam Á tại đấu trường ASIAD (tổ chức tại Hàng Châu, Trung Quốc vào cuối tháng 9 tới) của thể thao Việt Nam trở nên rất khó khăn.
(HBĐT) - Trong khuôn khổ vòng đấu thứ 6 của Giải Bóng đá hạng Nhất Quốc gia 2023, chiều 30/5, tại Sân vận động tỉnh diễn ra trận đấu giữa Câu lạc bộ Bóng đá Hòa Bình (Hòa Bình FC) và Câu lạc bộ Bóng đá Phù Đổng.
Tay vợt nữ số 1 của cầu lông Việt Nam tiếp tục tăng bậc và lúc này đã vươn lên hạng 29 cầu lông nữ thế giới.
Sáng 29/5, Liên đoàn Bóng đá Đông Nam Á (AFF) tiến hành bốc thăm chia bảng cho các đội tham dự Giải vô địch U23 Đông Nam Á 2023. Kết quả, đội tuyển U23 Việt Nam ở bảng C cùng với Philippines và Lào.
Lê Đức Phát cùng đội nam cầu lông Quân đội vượt qua TP.HCM, đăng quang ở giải vô địch cầu lông đồng đội quốc gia kết thúc hôm nay tại Thái Bình, giải cơn khát vàng sau 20 năm.