Sơn mài truyền thống VN đang được xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO

Sơn mài truyền thống VN đang được xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO

Sau thành công của Hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO vinh danh vào năm 2015, Việt Nam tiếp tục tham gia xây dựng Hồ sơ đa quốc gia Nghề sơn mài truyền thống đệ trình UNESCO xét ghi danh vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Đây là hướng đi mới đem đến cho Di sản văn hóa Việt Nam thêm cơ hội được UNESCO vinh danh.

 

 

 Tăng hạn mức hồ sơ di sản đệ trình UNESCO

Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL khẳng định: "Việc tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia không chỉ giúp Việt Nam có thêm di sản văn hóa được đệ trình UNESCO mà hơn thế còn đem đến cho chúng ta những kinh nghiệm từ các quốc gia khác trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản". Thực tế, với 10 di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận, Việt Nam là một trong những nước có kinh nghiệm xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO. Nhưng với hồ sơ đa quốc gia thì sau hồ sơ Nghi lễ và trò chơi kéo co đã được UNESCO công nhận, Nghề sơn mài truyền thống chỉ mới là hồ sơ đa quốc gia thứ hai mà Việt Nam tham gia. Với hồ sơ đa quốc gia, mỗi diễn giải của Việt Nam cũng phải cô đọng, súc tích hơn và phải tìm những chi tiết đặc trưng nhất của di sản ở Việt Nam, bên cạnh các diễn giải về di sản của các nước khác tham gia hồ sơ đa quốc gia.

Những năm gần đây, UNESCO đã quy định về hạn mức hồ sơ đệ trình của các quốc gia thành viên vào các danh sách của Công ước bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể 2003. Theo đó, cứ hai năm một lần các quốc gia thành viên mới được đệ trình 1 hồ sơ vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Tuy nhiên, UNESCO cũng luôn khuyến khích các quốc gia thành viên xây dựng hồ sơ đa quốc gia về các di sản có tính tương đồng, phổ biến ở các khu vực, di sản hiện diện ở nhiều quốc gia. Các hồ sơ đa quốc gia không ảnh hưởng đến hạn mức hồ sơ đệ trình của các quốc gia thành viên. Vì thế, việc tham gia hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co và Nghề sơn mài truyền thống trước hết tăng thêm hạn mức cho Việt Nam, có thêm di sản đệ trình UNESCO xét vinh danh.

 

Nhận diện nét riêng của di sản văn hóa Việt Nam

Bên cạnh đó, trong công tác xây dựng hồ sơ đa quốc gia đệ trình UNESCO cũng giúp chúng ta nhận diện những nét chung và nét riêng của di sản ở Việt Nam với các nước cùng tham gia xây dựng hồ sơ đa quốc gia. Từ đó, công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản cũng có những hoạch định đúng đắn hơn. Đơn cử như Nghi lễ và trò chơi kéo co được thực hành phổ biến ở cả bốn nước là Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines nhưng chỉ duy ở Việt Nam mới có kéo co ngồi. Cụ thể, hai đội kéo co ở phường Thạch Bàn, quận Long Biên, HN ngồi bệt xuống đất, chân co chân duỗi, lấy gót chân làm điểm tựa để kéo co trên ruộng hoặc nền đất. Đây là một tập quán độc đáo của kéo co ở Việt Nam mà các nước cùng tham gia hồ sơ đa quốc gia Nghi lễ và trò chơi kéo co như Campuchia, Hàn Quốc và Philippines không có. Lẽ dĩ nhiên, sau khi được đưa vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và được UNESCO ghi vào danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Kéo co ngồi ở Thạch Bàn, quận Long Biên, HN là một đặc trưng quan trọng mà Việt Nam cần phải tiếp tục bảo tồn và phát huy.

Hiện Việt Nam đang triển khai xây dựng hồ sơ đa quốc gia Nghề sơn mài truyền thống đề nghị UNESCO xét ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Một trong những điểm mấu chốt trong công tác xây dựng hồ sơ di sản này ở Việt Nam là chúng ta phải xác định được cái chung và nét riêng của nghề sơn mài truyền thống ở Việt Nam. Bên cạnh việc sử dụng nhựa của cây sơn để làm tranh tương đối giống với các nước trong khu vực như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc... nghề sơn mài truyền thống ở Việt Nam có nét khác biệt là tranh sơn mài nghệ thuật. Khác với tranh sơn mài mỹ nghệ phổ biến ở nhiều nước, nghề sơn mài của Việt Nam có một điểm độc đáo nhất là đã phát minh ra chất liệu sơn mài sử dụng trong sáng tác mỹ thuật. Chất liệu sơn mài dùng để sáng tác mỹ thuật đã được các thế hệ họa sĩ ở Việt Nam chế tác, tiếp tục từ đầu những năm 20 của thế kỷ XIX cho đến nay. Về kỹ thuật, tranh sơn mài nghệ thuật ở Việt Nam cũng có thêm thao tác mài được lặp đi lặp lại trong nhiều lớp sơn, tạo nên chiều sâu rất khác biệt của tranh sơn mài nghệ thuật Việt Nam.

Công tác xây dựng hồ sơ di sản đệ trình UNESCO với những hoạt động như kiểm kê, nhận diện di sản, xây dựng chương trình hành động bảo vệ di sản... dù là hồ sơ quốc gia hay hồ sơ đa quốc gia cũng là một trong những hoạt động quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Nếu như Nghi lễ và trò chơi kéo co được UNESCO công nhận năm 2015 đã có Chương trình hành động quốc gia bảo tồn và phát huy giá trị di sản này ở Việt Nam thì với Nghề sơn mài truyền thống, nhiều khoảng trống cần thiết phải được nhận diện đầy đủ, sớm triển khai công tác bảo tồn như việc khôi phục lại nghề trồng cây sơn ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ hay việc nghiên cứu về kỹ thuật pha chế sơn, đánh sơn để giữ được màu sơn bền lâu... Ông Nông Quốc Thành, Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTTDL nhìn nhận: "Nghề thủ công truyền thống Việt Nam có nhiều điểm sáng nhưng chưa có nghề nào được UNESCO vinh danh. Nếu được UNESCO ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bên cạnh sự tôn vinh các nghệ nhân, họa sĩ..., nghề sơn mài truyền thống cũng sẽ là nghề thủ công truyền thống đầu tiên của Việt Nam được tôn vinh, quảng bá trên trường quốc tế".

 

 

                                                                                 Theo Baovanhoa

 

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục