Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại Hội thảo.

Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy phát biểu tại Hội thảo.

(HBĐT) - Sáng 27/7, được sự đồng ý của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Viện Ngôn ngữ học- Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học về “Xây dựng bộ chữ Mường phục vụ cho việc bảo tồn, phát huy văn hóa Mường tại tỉnh Hòa Bình”. Dự hội thảo, về phía tỉnh ta có các đồng chí: Bùi Văn Tỉnh, UV BCH T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Về phía Trung ương có GS.TS, Nhà giáo nhân dân Lê Quang Thiêm, Chủ tịch Hội Ngôn ngữ học Việt Nam; GS.TS Mai Ngọc Chừ, chuyên gia ngữ âm học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh, các nhà khoa học và các nghệ nhân.

 

Tại hội thảo, GS.TS Nguyễn Văn Khang, Chủ nhiệm đề tài đã giới thiệu về quá trình xây dựng bộ chữ Mường tại tỉnh Hòa Bình. Đề tài đã được triển khai xây dựng qua 5 bước cơ bản gồm: Bước 1 chuẩn bị (tháng 11/2015); bước 2 điền dã (từ tháng 12/2015- 5/2016) tiến hành 4 đợt điều tra, điền dã ở Kim Bôi (Mường Động),  Lạc Sơn (Mường Vang), Tân Lạc (Mường Bi), Cao Phong (Mường Thàng); bước 3 là xây dựng bộ chữ Mường; bước 4 thử nghiệm dạy bộ chữ Mường và bước 5 là tiến hành điều chỉnh bộ chữ. Công việc tiếp theo là tổ chức hội thảo khoa học chung và hoàn chỉnh, nghiệm thu đề tài…

 

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng: Các nhà khoa học tham gia Đề tài thời gian qua đã có nhiều cố gắng điều tra, điền dã thực tế, phối hợp với các địa phương, các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh xây dựng dữ liệu và tìm giải pháp tốt nhất cho việc xây dựng Bộ chữ Mường của tỉnh. Nhằm mục đích bảo tồn, giữ gìn và phát huy Di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường Hòa Bình, đồng thời cũng là nhiệm vụ thực hiện các nội dung cam kết sau khi Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cấp bằng bảo trợ cho Di sản văn hóa Mo Mường Hòa Bình, tiến tới lập hồ sơ di sản Mo Mường Hòa Bình trình tổ chức Khoa học, Giáo dục và văn hóa của Liên hiệp quốc UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp. Trong đó cần có một bộ chữ Mường thống nhất để ghi chép Mo Mường theo văn bản chính thức.

 

 Qua 8 tháng thực hiện xây dựng Bộ chữ Mường, các nội dung đã hoàn thiện được 80% khối lượng công việc. Kế hoạch tiếp theo, sau khi UBND tỉnh phê duyệt Bộ chữ Mường sẽ tiến hành các công việc ứng dụng và đưa bộ chữ Mường vào cuộc sống…

 

Hội thảo cũng ghi nhận nhiều ý kiến trao đổi của các GS.TS, các nhà khoa học và các nghệ nhân. Theo đó, các ý kiến đều cho rằng, việc xây dựng bộ chữ viết tiếng Mường là một nhu cầu bức thiết nhằm bảo tồn tiếng Mường và văn hóa Mường. Bên cạnh việc đồng tình với các nội dung xây dựng bộ chữ Mường, các đại biểu cũng thẳng thắn trao đổi những vấn đề cần bổ sung, đề xuất, kiến nghị  để xây dựng bộ chữ hoàn chỉnh hơn.

 

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Bùi Văn Tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy khẳng định: Với tư cách là một người con của dân tộc Mường, tôi cũng như bao người dân của tỉnh rất mong muốn có một bộ chữ Mường thống nhất. Bộ chữ Mường ra đời sẽ đánh dấu một bước ngoặt của dân tộc Mường Hòa Bình mà trước đây chưa từng có. Việc xây bộ chữ Mường là việc làm hết sức cần thiết góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc Mường. Mặc dù, tiếng Mường ở mỗi vùng có cách phát âm khác nhau, nhưng với cách lấy cái chung nhất để xây dựng bộ chữ Mường là cách làm được tán thành. Việc xây dựng bộ chữ Mường là bước đầu, trong quá trình đưa vào thực tiễn có thể sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Nhưng đây là việc làm hết sức cần thiết để bảo tồn, phát huy văn hóa Mường. Đồng thời, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị: Trước mắt, trong dịp kỷ niệm 130 năm thành lấp tỉnh, cùng với việc công bố bộ chữ Mường sẽ có những sáng tác bài hát, bài thơ, cuốn sách viết bằng chữ Mường. Những áng Mo cũng có thể viết bằng chữ Mường. Các ngành chức năng cần phối hợp tốt trong việc truyền bá mạnh mẽ bộ chữ Mường, chí ít là người dân tộc Mường phải biết chữ Mường. Nghiên cứu xây dựng bộ từ điển Mường- Việt. Xin ý kiến của Bộ GD-ĐT viết giáo trình dạy và học tiếng Mường bằng chữ Mường. Đề nghị Sở VH-TT&DL đề xuất với UBND tỉnh nghiên cứu thành lập Trung tâm nghiên cứu văn hóa Mường, góp phần bảo tồn, phát huy và nghiên cứu các giá trị văn hóa Mường. Với việc hoàn thiện bộ chữ Mường sẽ ghi lại những áng mo, góp phần đưa Di sản văn hóa Mo Mường được UNESCO công nhân là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

 

 

                                                                         Hương Lan

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc nâng cao hiệu quả xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở

Huyện Đà Bắc có 17 xã, thị trấn với 122 xóm, tiểu khu, 5 dân tộc chủ yếu Tày, Mường, Dao, Kinh, Thái cùng chung sống đoàn kết. Những năm qua, việc xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở được quan tâm. Qua đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, góp phần ổn định an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.

Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục