(HBĐT) - "Thịt mừ, dưa hành, câu đối đỏ; cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” là một nét văn hóa lâu đời của người Việt Nam trong ngày Tết cổ truyền. Trải qua bao nhiêu năm hình thành và phát triển, ẩm thực ngày Tết giờ đây đã phong phú hơn với nhiều món ăn hấp dẫn nhưng vẫn không thể nào thiếu bánh chưng. Hình ảnh cả gia đình ngồi quây quần bên nồi bánh chưng làm cho ngày Tết thêm ấm cúng, đủ đầy và đoàn viên. Tuy nhiên, do sự bận rộn, do những thay đổi của cuộc sống nên giờ đây không phải nhà nào cũng có nồi bánh chưng trong dịp Tết.


Bà Vũ Thị Tuyên, xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) truyền dạy kinh nghiệm gói bánh chưng truyền thống cho con cháu.

 

Thật may mắn là vẫn còn đó những bàn tay khéo léo, những tấm lòng tâm huyết, tha thiết giữ lại hương vị Tết xưa qua từng chiếc bánh chưng truyền thống. Người chúng tôi muốn nói đến ở đây là bà Vũ Thị Tuyên ở xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) - người đã có thâm niên gần 30 năm làm nghề gói bánh chưng truyền thống.

Chúng tôi đến thăm gia đình bà Tuyên vào dịp giáp Tết, gia đình bà đang tất bật chuẩn bị nguyên liệu gói bánh để giao cho khách đặt hàng. Bà Tuyên cho biết: "Bánh chưng là món ăn truyền thống khá cầu kỳ, đòi hỏi người làm bánh phải thực sự khéo léo, tỉ mỉ mới có thể hoàn thành một chiếc bánh vừa có hình thức đẹp, vừa đảm bảo chất lượng. Quy trình làm một chiếc bánh phải trải qua nhiều giai đoạn: từ chuẩn bị nguyên liệu, gói và luộc bánh. Nguyên liệu gồm có lá dong, gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn. Tuy nhiên người làm bánh phải chọn lọc thật kỹ để có nguồn nguyên liệu chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Theo kinh nghiệm của những người làm bánh chưng lâu năm thì gạo dùng để làm bánh chưng phải là gạo nếp đặc sản, đảm bảo độ thơm và dẻo. Người làm bánh thường lựa chọn gạo nếp có màu trắng, to đều, vị thơm nhẹ tự nhiên. Sau khi vo gạo và ngâm nên trộn thêm muối tinh để bánh có vị đậm, ăn vừa miệng. Phần nhân bánh, đậu xanh sau khi đồ phải có màu vàng, giã mịn. Cùng với đậu xanh, thịt làm nhân bánh nên là thịt ba chỉ, được thái to bản, ướp cùng hạt tiêu để tạo nhân bánh thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Một nguyên liệu khác không kém phần quan trọng chính là lá dong nếp. Để đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ cho chiếc bánh cần chọn lá dong nếp bánh tẻ. Lưu ý, lá gói bánh cần được rửa sạch và lau khô thì bánh mới lâu bị hỏng.

Chia sẻ với chúng tôi về những cải tiến trong quá trình luộc bánh, ông Nguyễn Trọng Thanh, chồng bà Tuyên cho biết: "Sau nhiều năm làm nghề, giờ đây gia đình tôi đã đúc kết được một số kinh nghiệm, kỹ thuật để có chiếc bánh ngon và tiết kiệm được thời gian. Trước đây, các cụ thường sử dụng nồi đồng luộc bánh thì hiện tại gia đình tôi sử dụng nồi nhôm để rút ngắn thời gian luộc bánh từ 12 tiếng xuống còn 9 tiếng. Trong quá trình xếp bánh vào nồi, tôi xếp đứng để sau khi vớt bánh không cần sử dụng tấm ván để ép. Bởi như trước đây, khi sử dụng tấm ván để ép, bánh dễ bị biến dạng, không còn hình thức đẹp như ban đầu. Sau khi vớt bánh ra khỏi nồi, tôi xếp chồng 2 chiếc lên nhau, sau 10- 15 phút lại đổi vị trí để bánh ráo nước.

Một chiếc bánh chưng đẹp và ngon, đạt yêu cầu phải vuông vắn, các góc căng đều. Bánh dễ bóc, róc lá, nhân không bị lẫn vào gạo mà tập trung ở giữa. Bánh có vị thơm, hạt gạo nhuyễn và dẻo; nhân đậm đà, có chút vị cay nhẹ của hạt tiêu; miếng bánh thơm ngậy, ăn vừa miệng, không quá mặn mà cũng không được nhạt quá.

Bà Tuyên cho biết thêm: Dịp Tết Nguyên đán hàng năm, gia đình tôi bán ra thị trường khoảng 1.000 chiếc, mới giá khoảng 30.000 đồng /chiếc, tôi thu 60 triệu đồng /năm. Ngoài bánh chưng, gia đình tôi duy trì làm các loại bánh truyền thống như bánh nếp, bánh tẻ, bánh giò cung cấp cho người dân trên địa bàn huyện và các vùng lân cận. Mỗi tháng gia đình tôi cung cấp cho thị trường khoảng 10.000 chiếc bánh các loại, thu về từ 45- 50 triệu đồng.

Bánh chưng là món ẩm thực ngon, bổ dưỡng, mang đậm những giá trị văn hóa truyền thống. Tuy nhiên hiện nay, còn ít gia đình, nhất là người trẻ tuổi biết gói bánh chưng. Do đó, gia đình bà Tuyên vẫn thường xuyên hướng dẫn và đào tạo cho nhiều thanh niên trong khu dân cư về kỹ thuật, cách gói bánh chưng góp phần giữ gìn và phát huy những nét riêng trong ẩm thực truyền thống của người Việt.

 

Đức Anh

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục