(HBĐT) - Cứ mỗi độ xuân sang, hàng ngàn phật tử và du khách thập phương hành hương về lễ hội chùa Tiên (xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy). Ngoài mong muốn tìm về cõi tâm linh cầu phúc, cầu an cho gia đình, chùa Tiên còn là điểm du lịch hấp dẫn với hệ thống hang, động kỳ vĩ; điểm đến lý tưởng của những du khách ưa thích thám hiểm, khảo cổ, nghiên cứu dấu tích của người nguyên thủy.


Du khách thập phương đến chiêm bái Chùa Tiên (Lạc Thủy).

Con đường đôi trải nhựa đen phẳng lì xuyên giữa hai hàng bằng lăng dẫn chúng tôi vào với chùa Tiên. Bãi gửi xe được quy hoạch quy củ ngay cổng vào, tạo ấn tượng tốt với du khách. Ngay tại đền Trình, chùa Tiên mới được xây dựng quy mô, hoành tráng với mái ngói đỏ, cong vút, phóng rộng tầm nhìn ra cả thung lũng phía trước. Nếu như chính điện mới được xây dựng khiến du khách ngỡ ngàng, trầm trồ bởi quy mô, bề thế thì các hang động là nét độc đáo rất riêng của quần thể chùa Tiên. Từ sân chính điện, ngược lên các vách đá, dốc núi cao, chúng tôi gặp rất nhiều du khách thập phương là người cao tuổi đang chậm rãi từng bước chân khám phá các hang động. Điều đặc biệt là hệ thống loa được trang bị dọc đường đều văng vẳng tiếng tụng kinh, gõ mõ khiến du khách có cảm giác thanh tịnh, nhẹ bước chân ngược núi.

ông Đỗ Danh Ngọc, Trưởng Ban Quản lý di tích chùa Tiên cho biết: Chùa Tiên là một quần thể di tích lịch sử văn hóa bao gồm một hệ thống động được bố trí rải rác dọc 2 dãy núi Tùng Xê và Hương Tích thuộc địa phận thôn Lão Nội và Lão Ngoại của xã Phú Lão. Động chùa Tiên bao gồm đền chùa, hang, động nhỏ liên hoàn như động Tiên, đền Mẫu, Tam Tòa, động Chung, động Thượng, Quán Trình... Với những du khách lần đầu tới nơi đây thưởng ngoạn sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tự nhiên, lý thú của những nhũ đá mang hình bầu sữa mẹ, bọc trăm trứng, đài sen, nón ba tầng, suối vàng, suối bạc... gắn với những câu truyền thuyết thần kỳ mà người ta tin rằng đó là những vật phẩm thiên nhiên ban tặng cho riêng vùng đất Phú Lão.

Như thường lệ ngày mùng 4 Tết, du khách thập phương nô nức trẩy hội dự lễ khai hội chùa Tiên. Đây là một trong những hoạt động được huyện Lạc Thủy duy trì thường niên mỗi dịp Tết đến, xuân về nhằm bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tâm linh của quần thể di tích lịch sử văn hóa - danh thắng quốc gia. Đến với chùa Tiên du khách không chỉ được du xuân thưởng ngoạn, khám phá hệ thống hang động huyền bí; chiêm bái đức Phật cầu lộc, cầu tài tại cửa chùa mà du khách còn hòa mình với các hoạt động văn hóa, văn nghệ đặc sắc của dân tộc Mường như múa sạp; các trò chơi dân gian: đi cà kheo, đánh đu, tung còn. Chị Trần Thị Thu Hương, du khách đến từ phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: "Hàng năm vào dịp đầu năm và cuối năm, gia đình tôi đến chùa Tiên để cầu nguyện những điều bình an, may mắn. Đến với chốn tâm linh này, mọi người đều cảm nhận được sự bình yên, tĩnh lặng mà không phải nơi đâu cũng có được”.

Trao đổi về công tác chuẩn bị cho lễ hội Chùa Tiên xuân Mậu Tuất 2018, ông Đỗ Danh Ngọc, Trưởng Ban Quản lý di tích chùa Tiên khẳng định: Với số lượng khách du lịch ngày một đông đòi hỏi dịch vụ phải chuyên nghiệp và chu đáo hơn. Chính vì vậy, trong mùa lễ hội năm nay, quy mô hàng quán tại khu vực chùa Tiên được mở rộng, đầu tư nhiều hơn. Theo thống kê, trên địa bàn huyện có 18 cơ sở lưu trú và 34 cơ sở dịch vụ ăn uống và nhiều gian hàng tạp hóa nhỏ lưu động phục vụ nhu cầu của người dân. Ngoài ra, các điểm trông giữa xe năm nay được bố trí hợp lý hơn, không còn cảnh lái xe nháo nhác tìm chỗ đỗ xe vào giờ cao điểm.

Để đảm bảo ANTT trong thời gian diễn ra lễ hội, các ngành chức năng đã triển khai, phối hợp chặt chẽ, thành lập tiểu ban ANTT để đảm bảo ATGT, phòng - chống cháy rừng. Trong đó, lực lượng công an huyện và công an xã trực tiếp tuần tra tại cơ sở để kịp thời xử lý các vụ việc đột xuất, bất ngờ. Ngoài ra, công tác đảm bảo vệ sinh ATTP cũng được các ngành chức năng đặc biệt lưu tâm. Trong thời gian trước khi diễn ra lễ hội, đoàn công tác của huyện đã kiểm tra các cơ sở, nhà hàng để nhắc nhở, xử lý sai phạm và chấn chỉnh kịp thời. Ngoài ra, Ban quản lý di tích bố trí thùng rác đặt dọc đường đi và các điểm di tích để giữ gìn vệ sinh chung. Trước ngày diễn ra lễ hội, từ đầu tháng 12 âm lịch, Phòng VH-TT huyện đã tổ chức cho các thủ nhang ký cam kết về việc tổ chức hoạt động các điểm di tích đảm bảo văn minh, đúng quy định của pháp luật, bài trừ mê tín dị đoan, giữ gìn vệ sinh an ninh chung.

Theo thống kê, trên địa bàn huyện Lạc Thủy hiện có 6 di tích cấp quốc gia, 11 di tích cấp tỉnh, 3 khu du lịch sinh thái và 29 điểm di tích cần được bảo vệ. Trong đó, quần thể di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh chùa Tiên được đánh giá là một trong những điểm thu hút đông đảo du khách nhất. Do đó, mỗi dịp đầu xuân, khi đến với Lạc Thủy, du khách không chỉ đến với chùa Tiên mà còn có cơ hội thăm quan các địa điểm di tích lịch sử, lễ hội hấp dẫn như: Nhà máy in tiền (xã Cố Nghĩa), lễ hội đình Niếng (xã Hưng Thi), lễ hội đình làng Vôi (xã Thanh Nông). Ngoài ra, trong thời gian tới, chùa Tiên sẽ liên kết với Chùa Hương xây dựng hệ thống cáp treo để phục vụ khách du lịch thăm quan chùa Hương và chùa Tiên; mở rộng tour, tuyến liên kết phát triển du lịch với các tỉnh lân cận như Ninh Bình, Hà Nam.

Đức Anh


Các tin khác


Huyện Lạc Thủy tăng cường công tác quản lý lễ hội

(HBĐT) - Mùng 4 Tết là ngày khai hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy). Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn phật tử, du khách thập phương đến hành hương, lễ Phật cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, sức khỏe, cầu một năm mới an lành… Đặc biệt, trong ngày khai hội, phật tử cùng du khách thập phương tham gia vào các hoạt động mang đậm tính truyền thống, tâm linh, hướng thiện như dâng hương, hát cung văn nhằm ca ngợi con người tiền sử xa xưa, cầu mùa màng bội thu... Đông là vậy, nhưng theo ghi nhận của chúng tôi không có tình trạng lộn xộn, chèo kéo, ép giá khách, các điểm đổi tiền lẻ… gây phản cảm, khó chịu cho phật tử và du khách.

“Những sứ giả thời gian” tái hiện nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - "Đây là một mảnh cuốc đá, được phát hiện tại bờ sông Chương thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc vào năm 1975... Đây là rìu tứ giác, khai quật tại di chỉ hang Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc năm 1973... Đây là rìu mài lưỡi, khai quật tại hang Chổ, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn năm 1998... Những công cụ này có thể dùng chặt, đập ốc, nạo quả, xẻ thịt động vật hay đào xới đất, săn bắt động vật... hiệu quả hơn dùng sức tay gấp nhiều lần, cải thiện năng suất lao động rõ rệt”... Theo lời giới thiệu của chị Bùi Thị Thiện Tân - cán bộ Bảo tàng tỉnh, tôi say sưa ngắm nhìn từng hiện vật đá được trưng bày trong không gian sống động và ấm cúng. Có trên 300 hiện vật đá được trưng bày tại đây. Chúng đang trở thành "những sứ giả thời gian” tái hiện giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình.

Hàng nghìn du khách thập phương về dự lễ hội Đền Trần Thái Bình

Tối 28/2 (tức 13 tháng Giêng), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đền thờ và lăng mộ các vua Trần (xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình), Ủy ban Nhân dân huyện Hưng Hà đã tổ chức khai mạc lễ hội Đền Trần Thái Bình năm 2018.

Huyện Lạc Thủy báo công dâng Bác và thăm quan trưng bày “Sưu tập tiền Việt Nam qua các thời kỳ”

(HBĐT) - Ban tổ chức lễ hội và du lịch huyện Lạc Thủy vừa tổ chức lễ báo công dâng Bác và thăm quan trưng bày "Sưu tập tiền Việt Nam qua các thời kỳ” tại khu di tích lịch sử Nhà máy in tiền đầu tiên của chính quyền cách mạng ở xã Cố Nghĩa.

Hội xuân Văn hóa – Thể thao huyện Kỳ Sơn xuân Mậu Tuất

(HBĐT) - Sáng ngày 27/2, tại Nhà văn hóa Trung tâm huyện Kỳ Sơn, UBND huyện đã tổ chức khai mạc Hội xuân Văn hóa – Thể thao huyện Kỳ Sơn xuân Mậu Tuất. Tham dự ngày hội có 10 đoàn với hơn 300 diễn viên, nghệ nhân, vận động viên cùng đông đảo nhân dân trên địa bàn toàn huyện.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI xuân Mậu Tuất 2018

(HBĐT) - Ngày 25/2, tại Trung tâm Văn hóa xã Yên Trị, huyện Yên Thủy, câu lạc bộ Thơ – ca tỉnh tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI xuân Mậu Tuất 2018.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục