(HBĐT) - Nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, tỉnh ta được biết đến với nền "Văn hoá Hoà Bình" nổi tiếng - cái nôi văn hoá của người Việt cổ, và vùng sử thi huyền thoại "Đẻ đất, đẻ nước”. Hơn thế, đây là miền đất của những lễ hội, của kho tàng văn nghệ dân gian các dân tộc: Mường, Dao Thái, Tày, Mông... nơi thẫm đẫm những làn điệu dân ca "ngọt như mật ong, trong như dòng suối”. Bởi vậy, dù thời xa xưa hay thực tại, Hòa Bình vẫn là miền đất hứa để văn học, nghệ thuật thăng hoa.


Một ngày đẹp trời, tôi đến thăm nơi các cán bộ hưu trí có mặt hàng ngày để đọc sách, báo, nói chuyện thời sự và luyện tập các môn thể thao tăng cường sức khỏe (CLB Hưu trí tỉnh). Dành chừng 30 phút đàm đạo cùng các bậc tiền nhân, khi ra về tôi ngỡ ngàng xúc động khi được các chú, các bác trong CLB tặng 2 tập thơ: "Sông Đà” số 23 và tập thơ "Nắng Thu” của tác giả Nguyễn Tiến Lợi, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh. ông Bạch Quốc Khánh, Chủ nhiệm CLB Hưu trí tỉnh chia sẻ: Hơn 30 năm qua CLB thơ Sông Đà đã xuất bản 22 tập thơ, mỗi tập thơ ấy đều ghi danh nhiều tác giả. Tập thơ số 23 có 115 bài thơ, được lựa chọn trong số 2.000 bài thơ các thành viên CLB đã sáng tác trong 5 năm (2011-2016). Trong đó có nhiều tác phẩm giữ được nét đặc trưng của nền văn hóa Hòa Bình đã được đăng tải trên các ấn phẩm báo, tạp chí của trung ương, địa phương.


Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh dàn dựng nhiều chương trình biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa của tỉnh và phục vụ nhân dân. Ảnh: Một tiết mục biểu diễn của Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh tại lễ Kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc.

Đó chỉ là chi tiết nhỏ, nhưng cho thấy những sáng tác văn học, nghệ thuật của tỉnh trong thời đại công nghệ, nền kinh tế thị trường… vẫn ở thế "trăm hoa đua nở”. Được biết, trong 10 năm qua, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh đã tổ chức hàng chục trại sáng tác tổng hợp và chuyên ngành (cho cả văn học và nghệ thuật). Lựa chọn trên 100 lượt hội viên tham dự các trại sáng tác chuyên ngành của Trung ương, được tổ chức ở nhiều nơi trên mọi miền Tổ quốc. 35 hội viên của Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh được tham gia các lớp bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du, Học viện âm nhạc, các cuộc hội thảo khu vực và toàn quốc.

Được khuyến khích, tạo nền, trong 10 năm qua, các văn, nghệ sỹ của tỉnh đã sáng tác và quảng bá trên 800 tác phẩm, trong đó có: 48 tập thơ, 15 tập tiểu thuyết, 35 tập truyện ngắn, 30 tập nghiên cứu, sưu tầm; dàn dựng trên 50 vở diễn; sáng tác 130 ca khúc; trên 100 buổi công diễn; trên 450 tác phẩm nhiếp ảnh; trên 100 tác phẩm mỹ thuật. Khi được quảng bá tới công chúng, tới các hội đồng nghệ thuật, có hàng trăm tác phẩm đã được trao giải thưởng văn học, nghệ thuật từ Trung ương đến phương. Tiêu biểu nhất là những công trình sưu tầm, nghiên cứu về văn hóa, phong tục tập quán dân tộc Mường của nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng (công trình đã được trao 11 giải thưởng của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam). Với những đóng góp lớn lao đó, năm 2017, nghệ nhân ưu tú Bùi Huy Vọng đã được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật cho các tác phẩm " ẩm thực dân gian Mường vùng huyện Lạc Sơn” và "Tang lễ cổ truyền của người Mường”. Nhà thơ Lê Va, đoạt giải A cuộc thi thơ do Bộ VH-TT&DL tổ chức. Họa sỹ Trần Thị Thu, có tác phẩm đoạt giải A trong cuộc thi do Hội Mỹ thuật Việt Nam tổ chức. Tác giả Nguyễn Xuân Thanh đã lần lượt sở hữu giải A, B về nghệ thuật nhiếp ảnh ở cấp Trung ương…

Làng nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh nhà cũng đã tạo được những dấu ấn hết sức rõ nét. Cái tên Đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh Hòa Bình luôn được xướng lên trong tốp nhất các hội thi, hội diễn khu vực hàng năm. Cống hiến hết mình cho nghệ thuật, những năm qua, tỉnh ta đã có 5 nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu nghệ sỹ ứu tú, đó là: biên đạo múa Ninh Trọng Sầu, Bùi Chí Thanh, Điêu Thúy Hoàn và 2 nghệ sỹ biểu diễn là nghệ sỹPhan Dương và nghệ sỹ Hồng Tam. Tháng 3/2018, Hội đồng xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú” tỉnh Hòa Bình năm 2018 đã xem xét, đánh giá, thảo luận tiến hành bỏ phiếu bầu chọn biên đạo múa Bạch Công Thị, Trưởng đoàn nghệ thuật các dân tộc tỉnh đề nghị Bộ Văn hóa- Thể thao& Du lịch xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ ưu tú”.

Với những chấm sáng trên bức tranh toàn cảnh, văn học nghệ thuật tỉnh nhà đã và đang đảm đương tốt sứ mệnh: "sáng tạo văn học nghệ thuật vì mục tiêu nuôi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam của thời kỳ mới”.

 

Thúy Hằng


Các tin khác


Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục