(HBĐT) - Hòa Bình là vùng đất có hệ thống di sản văn hóa phong phú, da dạng về thể loại. Đến nay, toàn tỉnh có 41 di tích được xếp hạng cấp quốc gia. Đó là nguồn tài sản vô giá, là nền tảng tinh thần và động lực phát triển của địa phương. Tuy nhiên, cùng với thời gian, các di tích dần xuống cấp và việc phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa cũng gặp nhiều khó khăn. Chung tay, góp sức để bảo tồn, phát huy giá trị các di tích văn hóa, lịch sử là việc làm cần thiết để bắc cầu nối quá khứ - hiện tại - tương lai và tạo động lực phát triển của tỉnh nhà.


Theo thống kê của Sở VH-TT&DL trong 41 di tích cấp quốc gia, có 18 di tích danh lam thắng cảnh, 12 di tích khảo cổ học, 9 di tích lịch sử cách mạng kháng chiến và 2 di tích lịch sử - văn hoá. Cấp tỉnh đã xếp hạng 47 di tích, trong đó 35 di tích lịch sử - văn hoá, 9 di tích lịch sử cách mạng, 3 di tích danh lam thắng cảnh. Những năm gần đây, công tác quản lý, huy động các nguồn lực bảo tồn, tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn đã được quan tâm đúng mức. Theo đó, trong giai đoạn 2016-2018 đã thực hiện 11 dự án tu bổ, tôn tạo di tích. Trong đó 6 di tích sử dụng nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, 5 di tích sử dụng nguồn xã hội hóa (nguồn tài trợ, đóng góp của các tổ chức, cá nhân và các Ban quản lý di tích ở cơ sở).

Đồng chí Bùi Thị Niềm, Giám đốc Sở VH-TT&DL cho biết: Trên địa bàn tỉnh hiện có "Địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào tại Hòa Bình” được xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia và "Đài Phát thanh Pha - thét (Lào) tại xã An Bình - Lạc Thủy” được xếp hạng là di tích cấp tỉnh, vì vậy việc hợp tác quốc tế để bảo vệ và phát huy giá trị di tích luôn được quan tâm. Trong 3 năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã phối hợp với Đại sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tổ chức 2 cuộc hội thảo khoa học gồm: Hội thảo khoa học lịch sử "Quan hệ hợp tác đặc biệt Việt Nam - Lào diễn ra tại Hòa Bình” và Hội thảo khoa học về "Giá trị lịch sử địa điểm huấn luyện chính trị và tổ chức Đại hội trù bị Đại hội II Đảng nhân dân Lào tại Hòa Bình”. Trong 2 năm 2015 và 2018, UBND tỉnh thành lập 2 đoàn công tác đến nước bạn Lào để sưu tầm tư liệu, thông tin và hiện vật chuẩn bị cho công tác lập hồ sơ, tôn tạo địa điểm di tích lịch sử cách mạng Việt Nam - Lào tại Hòa Bình.


Núi cột cờ Mường Bi, huyện Tân Lạc là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh cần được tôn tạo, phát huy giá trị để phục vụ phát triển du lịch trên địa bàn.

Cùng với bảo vệ, tôn tạo, việc phát huy giá trị lịch sử, văn hóa cũng được lưu tâm. Trong những năm qua, Sở VH-TT&DL đã tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về di sản văn hóa bằng các phương thức như: tổ chức hội thảo, phát động phong trào "Trường học thân thiện, học sinh tích cực trong công tác bảo vệ di tích”, tuyên truyền bằng panô, khẩu hiệu, tổ chức nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào việc bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị của di tích. Biểu dương, tôn vinh những tập thể, cá nhân có thành tích trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích…

Tuy nhiên, theo góc nhìn của cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa, bên cạnh những mặt đạt được, công tác bảo vệ, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử, văn hóa hiện gặp không ít khó khăn bởi công tác đầu tư, tu bổ, tôn tạo còn dàn trải. Nguồn kinh phí tu bổ, tôn tạo các di tích hiện nay chủ yếu từ ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn đầu tư từ xã hội hóa còn hạn chế. Công tác trùng tu, tôn tạo một số di tích lịch sử cấp quốc gia thực hiện chậm. Việc quản lý, lập hồ sơ tu bổ, tôn tạo một số di tích chậm được triển khai, đầu tư chưa đúng tầm, các tư liệu, hiện vật tại một số di tích chưa đầy đủ, chưa được phục chế, chưa có nơi lưu giữ. Một số di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao chưa được khai thác và phát huy giá trị như: Nhà tù Hòa Bình, nơi Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa, khu mộ cổ Đống Thếch...

Để thực hiện có hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ và phát huy các giá trị di tích cần sự chung tay. Theo đó, cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa (Sở VH-TT&DL) đã đề nghị Bộ VH-TT&DL tiếp tục duy trì nguồn kinh phí đầu tư cho công tác tu bổ, tôn tạo di tích theo chương trình mục tiêu phát triển văn hóa đối với các di tích được xếp hạng cấp quốc gia ở Hòa Bình. Hàng năm, UBND tỉnh dành kinh phí từ ngân sách cho công tác tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích trên địa bàn và đầu tư một số di tích tiêu biểu. Quan tâm, chỉ đạo việc kiểm kê, triển khai thực hiện cắm mốc giới các khu vực bảo vệ di tích trên địa bàn tỉnh. Xem xét, chỉ đạo việc bố trí khách thăm quan, du lịch khu vực Nhà máy thủy điện và Tượng đài Bác Hồ đảm bảo phù hợp.

UBND các huyện, thành phố cần chủ động xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo di tích bằng một phần nguồn vốn NSNN và sự tham gia của người dân. Chỉ đạo thực hiện tuyên truyền, giáo dục truyền thống về giá trị của các di tích lịch sử trên địa bàn. Chỉ đạo UBND cấp xã nơi có di tích lịch sử giữ gìn vệ sinh môi trường và cảnh quan. Cũng theo lãnh đạo Sở VH-TT&DL, với chức năng, nhiệm vụ được giao ngành VH-TT&DL sẽ tăng cường tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các địa chỉ di tích lịch sử - văn hóa gắn với phát triển du lịch của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng trong và ngoài tỉnh. Tham mưu xây dựng bản đồ địa danh du lịch của tỉnh đặt tại các nhà hàng, khách sạn lớn trong tỉnh. Chỉ đạo và đề xuất xây dựng đề án bổ sung việc trùng tu, tôn tạo, tái hiện, sưu tầm hiện vật của các di tích lịch sử; viết bài giới thiệu, thuyết trình về di tích để các di tích đủ điều kiện đón khách thăm quan thường xuyên như: Nhà tù Hòa Bình, nơi Bác Hồ về thăm trường Thanh niên lao động xã hội chủ nghĩa, động Tiên Phi... Đồng thời có kế hoạch kết nối tua, tuyến du lịch. Có đề xuất để sớm triển khai xây dựng khu mộ cổ Đống Thếch, huyện Kim Bôi. Kết nối, xây dựng và ban hành quy chế phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác giáo dục truyền thống về các di tích lịch sử cho thanh thiếu niên, học sinh trên địa bàn tỉnh... tạo nền tảng để phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn.


Thúy Hằng


Các tin khác


Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc KDC xóm Đắt 1, xã Giáp Đắt, huyện Đà Bắc

(HBĐT) - Ngày 13/11, KDC xóm Đắt 1, xã Giáp Đắt (Đà Bắc) đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc nhân kịp kỷ niệm 88 năm ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam (18/11/1930- 18/11/2018). Đồng chí Hoàng Văn Đức, UV BTV Tỉnh ủy, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy đã dự và chúc mừng ngày hội. Cùng tham dự có lãnh đạo UB MTTQ Việt Nam tỉnh và huyện Đà Bắc.

Hoa hậu Tiểu Vy múa "Cô Đôi thượng ngàn" trên sân khấu Miss World

Đại diện nhan sắc Việt Nam, Hoa hậu Tiểu Vy đã mang điệu múa chầu văn - một loại hình nghệ thuật cổ truyền của Việt Nam gắn liền với nghi thức hầu đồng đến với phần thi đầu tiên "Dance of the world” của Miss World 2018.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc xóm Bèo, xã Sơn Thủy, Kim Bôi

(HBĐT) - Ngày 12/11,  xóm Bèo, xã Sơn Thủy, Kim Bôi đã tổ chức ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc và kỷ niệm 88 năm ngày thành lập MTTDTN Việt Nam(18/11/1930 - 18/11- 2018). Dự ngày hội có đồng chí Bùi Văn Cửu, Ủy viên Ban thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo UBMTTQ tỉnh, Sở NN&PTNT, Hội LHPN tỉnh, Huyện uỷ, UBND, các ban, ngành, đoàn thể huyện Kim Bôi, xã Sơn Thủy và đại diện 180 hộ gia đình xóm Bèo.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc Khu dân cư Hồng Phong 3, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy

(HBĐT) - Sáng 12/11, nhân kỷ niệm 88 ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhân Việt Nam (18/11/1930-18/11/2018), Khu dân cư Hồng Phong 3, xã Yên Bồng, huyện Lạc Thủy đã tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Tới dự và chung vui có đồng chí Đinh Quốc Liêm, UV Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; lãnh đạo UB MTTQ Việt Nam tỉnh, huyện Lạc Thủy.

Ngày hội đại đoàn kết thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn

(HBĐT) - Ngày 10/11, nhân dịp kỷ niệm 88 năm ngày truyền thống MTTQVN (18/11/1930 - 18/11/2018), thôn Đồng Bưng, xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn tưng bừng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc. Tới dự và chung vui cùng ngày hội, có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, UV BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và Huyện ủy, UBND huyện Lương Sơn.

Trao giải thi thiết kế biểu trưng Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột

Tối 10-11, tại Trung tâm văn hóa tỉnh Đác Lắc, UBND tỉnh tổ chức lễ tổng kết cuộc thi và công bố biểu trưng Lễ hội Cà-phê Buôn Ma Thuột.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục