(HBĐT) - Năm 2018, phong trào văn nghệ trên địa bàn huyện Cao Phong tiếp tục phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng. Việc khơi dậy, phát triển phong trào văn nghệ quần chúng ở cơ sở đã tạo sân chơi giải trí lành mạnh trong nhân dân, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.


 

Đội văn nghệ xóm Đồng Mới, xã Dũng Phong (Cao Phong) biểu diễn văn nghệ chào mừng Ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2018.

Anh Nguyễn Hoàng Huy, Phó Giám đốc Trung tâm VH-TT huyện Cao Phong cho biết: Hiện nay, toàn huyện 124 đội văn nghệ, 6 câu lạc bộ (CLB) Chiêng và hát dân ca Mường, 1 đội tuyên truyền lưu động của huyện. Phần lớn các CLB, đội văn nghệ đều chủ động nguồn kinh phí mua sắm trang phục, nhạc cụ để tập luyện và biểu diễn. Đây là lực lượng nòng cốt thường xuyên phục vụ công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tạo khí thế hăng say trong lao động sản xuất và đời sống tinh thần của nhân dân. Các CLB, đội văn nghệ quần chúng hoạt động sôi nổi, thu hút đông đảo người dân tham gia. Vào những dịp lễ, Tết, ngày kỷ niệm lớn của đất nước, của địa phương, các xã, thị trấn đều tổ chức biểu diễn văn nghệ chào mừng… Bằng lời ca, tiếng hát, điệu múa do những diễn viên, nghệ nhân biểu diễn đã tạo không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân. Trong đó, nhiều địa phương đã khai thác hiệu quả hoạt động các đội văn nghệ xóm, bản như các xã: Dũng Phong, Thu Phong, Xuân Phong, Bình Thanh, Đông Phong, Nam Phong…

Đến thăm xã Nam Phong, một trong những xã có phong trào văn nghệ quần chúng phát triển mạnh ở huyện Cao Phong, chúng tôi ấn tượng bởi tinh thần sôi nổi, tích cực cũng như chất lượng những tiết mục do thành viên các đội văn nghệ dàn dựng. Ông Bùi Văn Phúc, Chủ nhiệm CLB sở thích nhạc cụ dân tộc xã Nam Phong cho biết: Hiện nay, 10 xóm trong xã đều có đội văn nghệ và có 2 CLB sở thích về dân ca và nhạc cụ dân tộc. Thành viên của các đội văn nghệ và CLB đều là những người yêu ca hát, mong muốn góp phần bảo tồn, gìn giữ văn hóa dân tộc. Hàng tháng, các đội văn nghệ đều tổ chức sinh hoạt để cùng giao lưu, tập luyện các tiết mục văn nghệ, các làn điệu dân ca, dân vũ… làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bà con. Ngoài ra, những diễn viên, nghệ nhân nòng cốt ở các đội văn nghệ, CLB tiếp tục truyền dạy các làn điệu dân ca, nhạc cụ dân tộc cho thế hệ trẻ để đưa hoạt động văn nghệ của địa phương ngày càng phát triển.

Có thể thấy, nét đặc biệt trong phong trào văn nghệ quần chúng của huyện Cao Phong là có sự tham gia tích cực từ những người có niềm say mê, yêu thích ca hát, những nghệ nhân, người am hiểu về văn hóa dân gian, nhạc cụ dân tộc với mong muốn từ lời ca, tiếng hát, điệu múa góp phần lưu giữ, bảo tồn văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ông Bùi Ngọc Thuận, chủ nhiệm CLB văn hóa dân gian xóm Bưng 1, xã Thu Phong cho biết: CLB văn hóa dân gian được thành lập với mong muốn quy tụ những người đam mê nhạc cụ dân tộc, ca hát để cùng nhau tập luyện, sáng tác và biểu diễn. Qua đó góp phần gìn giữ và phát huy vốn văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc ở địa phương.

Hiện nay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các đội văn nghệ quần chúng hoạt động có hiệu quả, huyện Cao Phong đã tăng cường cơ sở vật chất, các thiết chế văn hóa. Hàng năm, ngoài những đợt liên hoan, hội diễn, hội thi do Trung tâm tổ chức, các cơ quan, đơn vị cũng tổ chức liên hoan văn nghệ, hội thi, hội diễn nghệ thuật quần chúng, góp phần tham gia xây dựng đời sống văn hoá, từng bước được nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, Trung tâm VH-TT huyện đã phối hợp với Trung tâm VH-TT tỉnh, Đoàn Nghệ thuật dân gian tỉnh tổ chức một số buổi biểu diễn nghệ thuật với thể loại phong phú, đa dạng, phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hoá của nhân dân, đặc biệt là nhân dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. Thông qua các hoạt động văn nghệ quần chúng ở địa phương, huyện Cao Phong đã tuyển chọn đội văn nghệ tiêu biểu tham gia các đợt liên hoan, hội thi, hội diễn do tỉnh tổ chức và đoạt giải cao. Đặc biệt, năm 2018, huyện Cao Phong đã đoạt 2 giải C toàn đoàn tại Hội thi Tuyên truyền cổ động tỉnh năm 2108 và Liên hoan Nghệ thuật quần chúng các đội văn nghệ cơ sở tiểu biểu lần thứ III.

Có thể nói, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống văn hóa của nhân dân. Để duy trì và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, trong thời gian tới, huyện Cao Phong tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình các CLB, đội văn nghệ. Từ đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của địa phương.

Hồng Ngọc


Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục