Như một cuộc hội ngộ thú vị và đầy ngẫu hứng, triển lãm Khoảng lặng của nhóm ba họa sĩ Phạm Luận, Vi Kiến Thành và Hoàng Phượng Vỹ vào những ngày đông lạnh cuối năm làm bừng lên những khát vọng về cái đẹp và sự bình yên. Triển lãm diễn ra tại Trung tâm Giám định và Triển lãm mỹ thuật, nhiếp ảnh 29 Hàng Bài, Hà Nội.


Cây gạo đầu làng.

Ba tác giả, ba phong cách. Cao tuổi nhất, sinh năm 1954, họa sĩ Phạm Luận là tên tuổi sáng giá của mỹ thuật đương đại Việt Nam, từng triển lãm cá nhân nhiều ở các nước; có tranh trong bộ sưu tập của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Nhà Quốc hội Việt Nam và một số nhà sưu tập tranh quốc tế. Ông mang đến Khoảng lặng 10 tác phẩm, hầu hết bằng chất liệu sơn dầu, nổi bật với đề tài sở trường: phố Hà Nội. Khi là một Hà Nội đêm trăng xanh trong ngắt; lúc là Hà Nội trẻ sôi động vũ khúc tuổi hồng trên phố đi bộ Hồ Gươm; lại đặc biệt thanh bình, sáng tươi trong sắc cờ đỏ Mùng Một Tết với dáng người bán muối gợi nét đẹp truyền thống xa xưa… Phong cách Phạm Luận ảnh hưởng sâu sắc từ chủ nghĩa ấn tượng Pháp, thể hiện ở bút pháp khoáng đạt, mầu sắc tươi tắn, cách xử lý sáng - tối, đậm - nhạt tốt. Hình ảnh một Hà Nội mới mẻ trong nhịp sống hiện đại mà vẫn đậm nét đẹp truyền thống trong tranh ông luôn có sức lay động lòng người.

Theo trường phái "Ngây thơ”, họa sĩ Hoàng Phượng Vỹ (sinh năm 1962) một mình một lối với tạo hình độc đáo cùng những bảng màu rực rỡ. Nhân vật trong tranh ông thường là trẻ em, phụ nữ và hoa, với nét đẹp đầy đặn, trong trẻo, hồn nhiên của gương mặt và trang phục ấn tượng, nhiều họa tiết. Chín bức sơn dầu Hoàng Phượng Vỹ mang đến triển lãm tràn đầy xúc cảm về hạnh phúc, tình yêu và khát vọng bình yên, như: Tứ bình, Tuổi thơ, Rượu và hoa, Kỷ niệm xưa, Người đàn bà mộng du…

Ở cương vị Cục trưởng Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Phó Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam, nhiều năm qua họa sĩ Vi Kiến Thành (sinh năm 1963) thường "đăng đàn” ở những sự kiện, vụ việc (thường là "nóng”, như: Tranh giả, tượng đài gãy đổ, linh vật ngoại lai,…). Song tại triển lãm này, với Vi Kiến Thành, thật sự là một "khoảng lặng” dồn nén, lắng đọng xúc cảm, suy tư của một tâm hồn nghệ sĩ. Bằng phong cách ấn tượng - biểu hiện cùng chất liệu sơn mài tinh tế, 12 bức tranh của ông mang vẻ đẹp riêng không trộn lẫn. Bên cạnh Học thêu (bản khắc gỗ được lưu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam) có tạo hình đẹp, bố cục chặt chẽ, là một số sáng tác mới: Hoa sen và mèo có hòa sắc sơn mài mới lạ ở gam mầu xanh - tím; Cầu Thê Húc bố cục độc đáo khi được nhìn từ trên cao qua vòm hoa sữa; Phố mang gam mầu ghi lạnh khắc họa một góc Hà Nội trong chiều đông u tịch, với mái nhà thờ cổ và dáng áo dài cô đơn trong gió lạnh… Họa sĩ Lương Xuân Đoàn cảm nhận, hội họa của Vi Kiến Thành là sự "thả giọng hồn nhiên giữa hoa cỏ cây mây và cùng cái tai lạ đi tìm con mắt khác đọc vị cuộc đời. Bình tâm bước chậm dù đến muộn, tranh sơn mài Vi Kiến Thành đang khẽ khàng gọi ra một thổ ngữ riêng, ấm áp và lay động những khát khao đi tìm Đẹp của bất kỳ ai ở mọi miền đất nước”.

Khoảng lặng là cuộc gặp gỡ của những tâm hồn, phong cách sáng tạo cùng một đích đến vì nghệ thuật và xúc cảm nhân văn.

 

                    Theo Nhandan

Các tin khác


Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024

Ngày 17/4, tại Nhà Văn hoá huyện Lạc Sơn, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam trên địa bàn tỉnh lần thứ 3 năm 2024.

Ấn tượng mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường

Năm học 2023 - 2024, Trường mầm non Bắc Sơn, xã Hùng Sơn, huyện Kim Bôi có 247 trẻ, chia thành 11 nhóm, lớp. Nhà trường có 36 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; 96,4% trẻ là người dân tộc Mường và dân tộc Dao. Bên cạnh thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ theo đúng quy định, nhà trường còn tạo dấu ấn với mô hình gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa Mường.

Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục