(HBĐT) - Tác giả Phạm Huy Định, hội viên Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh có làm thơ (tập Đếm Lá), viết truyện ngắn (tập Con gái người lính đảo và Bão trong vườn), nhưng "nằm lòng” đối với bạn đọc Hòa Bình, được đánh giá cao ở mảng ký, tùy bút. Trong mấy chục năm cầm bút với nhiều giải thưởng VHNT ở T.Ư và tỉnh nhà thì có 3 lần anh chạm tới giải C về bút ký do Đài Truyền hình Việt Nam, Bộ VH-TT và Báo Gia đình Việt Nam tổ chức...


Quả thật, cầm trên tay tập bút ký "Những vì sao trên núi” (NXB Hội Nhà văn, xuất bản năm 2018) thấy được sức đi, sức viết và tình nghĩa của anh với Hòa Bình, quê hương thứ 2 anh gắn bó 34 năm nay…

Tác giả Phạm Huy Định có lợi thế viết bút ký khi đã hội tụ trong mình tố chất của một nghệ sĩ và góc nhìn của người có viết báo. Chính điều đó đã giúp anh có được các tác phẩm ký vừa đầy đủ chi tiết, sự kiện, số liệu, nhân vật, hoàn cảnh, không gian và thời gian chân thật; vừa có độ bay bổng, lấp lánh của giọng văn có phong cách.

Tập "Những vì sao trên núi” theo bộc bạch của tác giả thì đây là tập hợp đầy đủ, chọn lọc nhất những bài bút ký tâm đắc của anh trong suốt những năm tháng cầm bút. Cho nên, trong 36 bài ký thấy được sức nặng của số lượng, đồng thời chất lượng cuốn sách cũng được nhiều bạn đọc đánh giá cao. Mỗi bài ký là một mảnh đời, hay sự kiện mà trong hành trình rong ruổi anh được biết, được chạm đến và dành nhiều thời gian để đeo đuổi, tìm hiểu, gắn bó. Người viết ký không thể "chuồn chuồn đạp nước”, càng không thể thiếu đi những cảm xúc khi gặp gỡ các nhận vật, sự kiện. Người tinh ý đọc ký của anh nhận xét, nếu trong chốc lát, tác giả không thể khai thác được các tình tiết, cảnh huống đắt được. Vì vậy đọc các bài ký của Phạm Huy Định, người đọc luôn có cảm giác được biết đầy đủ thông tin, có thể mường tượng ra trước mắt mình những con người, những số phận… Đồng thời thấy được cái tâm tha thiết của người viết. 36 bài ký, thấy đề tài của anh khá đa dạng và biết được sức đi của tác giả. Hà Nội, Điện Biên, các vùng đất bạt ngàn của Tây Nguyên… Dù ở tác phẩm nào, câu chuyện về Hòa Bình, đất và người Hòa Bình luôn chiếm lĩnh phần lớn tâm trí của anh. Không có những câu chuyện giật gân câu khách, các đề tài, nhân vật của anh khá bình dị, có cảm giác luôn xung quanh ta. Quan trọng là người viết đã "phát hiện” và chạm tới cốt lõi của vấn đề, của tâm trạng, số phận nhân vật (có thật).


Đất và người Hòa Bình gắn với những mảng sáng của cuộc sống phát triển hôm nay xuất hiện dày đặc trong tập sách. Nếu vào tay người viết non, các nhân vật, câu chuyện đó có khi trở thành bài viết phản ánh bình thường về "người tốt - việc tốt”, nhưng qua cách thể hiện cùng văn phong phảng phất văn chương của anh, câu chuyện như có da, có thịt, có hồn và lay động hơn. Một tấm lòng thơm thảo ngát hương của một nữ giám đốc trung tâm hết mình vì trẻ em khuyết tật Hòa Bình (bài "Đường xa", gánh nặng, chữ tâm càng đầy). Cuộc sống đổi thay đến ngỡ ngàng của đồng bào vùng cao Tân Lạc, gắn với tâm huyết của đội ngũ cán bộ nơi đây được lồng khéo léo trong bài "Những vì sao trên núi".

Có thể gặp bác Bùi Trọng Kim - người Hòa Bình trong bài "Có một người con đất Mường như thế ở Tây Nguyên”. Một bài viết nhỏ mà khắc họa khá đầy đủ về số phận một con người: hòa mình vào công cuộc giải phóng quê hương, tham gia vào cuộc vượt ngục nổi tiếng của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Phú Quốc năm nào. Rồi cuộc chuyển dân, lập nghiệp ở Ngọc Hồi (Kon Tum) với bao nỗi vất vả cùng "duyên phận” với cây cao su khiến cuộc sống ngày một khá giả. Dù xa quê, nhưng không quên được phong tục, tập quán tốt đẹp của người Mường Hòa Bình. Văn hóa Hòa Bình, nét riêng trong phẩm cách của người Hòa Bình gắn với những nét bản sắc độc đáo trên vùng đất Tây Nguyên đã được tác giả viết khá chi tiết, lôi cuốn trong 2 bài ký " Lời ru đất Mường ngân lên giữa đất trời Tây Nguyên” và "Người Lũng Vân ở miền nắng gió Chư Pông”…

Mỗi bài ký thấy được cái tâm, cái tình của tác giả đối với nhân vật, vùng đất đó và rộng hơn là góc nhìn trìu mến, nhân văn của tác giả đối với đất và người Hòa Bình. Không có những dữ dội, xót xa, u ám, nặng nề, không có những yếu tố tả thực theo chủ nghĩa tự nhiên, mỗi đoạn, mỗi câu văn đều được Phạm Huy Định thể hiện chọn lọc, tinh tế, nhẹ nhàng và điều đọng lại là sức lan tỏa của nhân vật, câu chuyện đối với bạn đọc. Họ tìm thấy các tác phẩm của anh niềm tin yêu, tha thiết với cuộc sống. Điều đó có thể thấy đầy ắp trong các bài ký "Chuyện của đôi vợ chồng được gặp Bác Hồ”, "Lời cuối cùng của người chiến sĩ công an”, "Tôi đã cầm bút sau lần gặp người con của núi”, "Thao thiết một miền quê”…

Trong nhiều cuốn sách phát hành hiện nay, cuốn "Những vì sao trên núi” đã có vị trí nhất định trong lòng bạn đọc quê hương Hòa Bình.


Bùi Huy

Các tin khác


Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G "Going Home" quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV "Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng của Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục