(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm gia đình chị Bùi Thị Sứ ở xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) đúng ngày gia đình chị đón khách du lịch. Đây là đoàn khách đến từ Pháp, có 26 người. Họ từ Hà Nội lên đây tham quan và ăn trưa ở nhà chị. Theo lịch trình, sau khi ăn trưa, đoàn khách sẽ đi Mai Châu và sang Thanh Hóa. Chị Sứ chế biến nấu món đậu phụ sốt cà chua và chả lá lốt. Con gái chị thì quét dọn lại nhà cửa sạch sẽ.


 

Chị Bùi Thị Sứ, xóm Ải, xã Phong Phú (Tân Lạc) chuẩn bị cơm đón khách du lịch.

 

Chị Sứ cho biết: Có những đoàn khách nước ngoài chỉ thích món ăn đơn giản, dân giã mà người Việt Nam hay ăn như thịt nướng, đậu phụ, rau sào, rau luộc… Những món truyền thống của người Mường chỉ một số người muốn thưởng thức cho biết thôi. Trước đây, khi xóm Ải chưa quy hoạch xây dựng làng du lịch cộng đồng, gia đình tôi làm nông nghiệp. Cả nhà trông chờ vào ít đất trồng lúa, màu và đất đồi trồng cây lâm nghiệp. Lúc nông nhàn phải làm thêm nghề khác để sinh sống. Từ ngày được Nhà nước đầu tư, hỗ trợ làm du lịch, gia đình vay vốn sửa sang nhà cửa, quy hoạch lại chuồng nuôi trâu bò, lợn, xây dựng nhà vệ sinh...

Hiện nay, trung bình mỗi tháng, gia đình chị Sứ đón từ 5-10 đoàn khách. Ngoài nguồn thu mỗi khách ở lại một ngày, đêm, ăn bữa tối và sáng là 160.000 đồng, gia đình chị còn thu nhập từ chăn nuôi, trồng rau. Trừ các khoản chi phí, mỗi tháng gia đình chị thu về 4-5 triệu đồng. Những lúc không có khách, vợ chồng chị vẫn có thể đi làm đồi, ruộng cải thiện cuộc sống.

Cạnh nhà chị Sứ là gia đình ông Đinh Văn Lon. Ông là một trong những người đầu tiên của xóm Ải làm du lịch cộng đồng. Vừa chặt, đẽo ống nứa để làm cơm lam, ông vừa cho biết: Ngày mai nhà tôi cũng đón đoàn khách nước ngoài 4 người. Ban đầu nhiều người nghĩ đón khách nước ngoài khó, nhưng theo tôi, để chiều khách nước ngoài cũng dễ thôi. Khi đi du lịch họ không thích những sản phẩm công nghiệp nên từ nhà cửa càng dân giã gần gũi với thiên nhiên càng tốt. Quan trọng là nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ và phục vụ chu đáo. Họ thích cảnh quan tự nhiên và các hoạt động ngoài trời như đi bộ, đi xe đạp, lội suối bắt cá hoặc lên đồi cuốc đất, đào sắn…. Nếu nhà nào xây dựng theo hướng hiện đại họ lại không thích. Nhà tôi chỉ có hai người ở đây nên cũng tiện việc bố trí phòng ở, chỗ ăn cho khách. Với những đoàn khách chỉ 4-5 người vợ chồng tôi có thể phục vụ được, nếu đoàn đông từ 9-10 người trở lên thì phải huy động các con, cháu giúp. Ngoài những lúc đón khách, tôi vẫn tham gia trồng sắn, mía, ngô với diện tích gần 1 ha. Trong những năm gần đây, khách du lịch đến xóm Ải ngày càng nhiều.

Xóm Ải có 94 hộ với hơn 400 nhân khẩu. Năm 2016, xóm Ải được công nhận là điểm du lịch cộng đồng với làng Mường cổ có hơn 50 ngôi nhà sàn truyền thống. Hiện tại, nơi đây có 2 hộ kinh doanh du lịch cộng đồng. Xóm có nhiều dịch vụ phục vụ khách như có thể đón khoảng 40 khách nước ngoài hoặc 70 khách trong nước ăn nghỉ tại bản, xem các chương trình văn nghệ dân tộc, học nấu ăn, trải nghiệm cuộc sống thường nhật của người dân, câu cá, đánh bắt cá bên suối Ải, trồng lúa, trồng rừng, làm vườn, đi bộ, đi xe đạp ngắm cảnh các bản dân tộc…

Cũng từ phát triển du lịch, nhiều hộ dân trong xóm có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của xóm đạt 23 triệu đồng/năm, 100% hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, 98% hộ có công trình vệ sinh đảm bảo. Từ du lịch cộng đồng không chỉ tạo việc làm, thu nhập cho người dân mà còn là cơ hội cho xóm giữ bản sắc văn hóa dân tộc Mường.

 

Việt Lâm

Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục