(HBĐT) - Đào phai ở Ngọc Sơn (Lạc Sơn) có tiếng từ nhiều năm nay. Không khó để bắt gặp những cây đào phai với đủ kích cỡ dọc tuyến đường trên địa bàn xã. Hầu như nhà nào cũng trồng ít nhất 5-7 cây, nhà nhiều thì trồng thành vườn, hàng chục đến hàng trăm gốc. Tính cả xã có khoảng 7.000 - 8.000 gốc đào. Hình ảnh những cây đào phai bung nở trước cổng nhà mỗi khi Tết đến, xuân về đã trở nên quen thuộc với người dân nơi đây. Bà con háo hức vào mùa xuất đào, mong đón cái Tết đủ đầy.


"Năm nay thời tiết thuận lợi nên đào phai trong xã phát triển đều và đẹp, hoa sẽ nở đúng thời điểm. Bà con hy vọng vào một mùa bán đào được giá”- anh Bùi Văn Tiền, hộ trồng đào lâu năm tại xóm Vâng, xã Ngọc Sơn chia sẻ. Gia đình anh Tiền trồng đào phai được 10 năm nay, hiện trong vườn nhà có khoảng 200 gốc. Mới vào đầu vụ, gia đình anh Tiền đã thu được 15 triệu đồng nhờ bán 40 gốc cho tư thương, là những mối quen nhiều năm đến địa bàn xã thu mua đào Tết. Người mua truyền tai nhau rồi cứ thế tư thương các tỉnh đánh xe về gom đào thành từng đợt, chủ yếu ở Thủ đô Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Phú Thọ, Ninh Bình. Mỗi xe chở từ 60 - 80 gốc đào to, nhỏ khác nhau. "Vì có kinh nghiệm lâu năm trong nghề và đầu ra ổn định nên ngoài bán đào tại vườn, tôi còn bắt mối giúp các gia đình trồng đào trong xã bán hàng. Thời điểm hiện tại, tôi đã bán giúp bà con được chục xe với khoảng 600 gốc, cành đào các loại, thu về khoảng 240 triệu đồng cho các hộ”, anh Tiền cho biết.


Vườn đào phai của gia đình anh Bùi Văn Tiền, xóm Vâng, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong dịp Tết năm nay.

Theo đồng chí Bùi Văn Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã Ngọc Sơn, đào phai ở Ngọc Sơn dần trở thành địa chỉ quen thuộc đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh. Do đó, từ nhiều năm nay, mỗi dịp Tết trồng cây đầu năm, xã vận động nhân dân tích cực trồng đào xen các loại cây khác, vừa làm đẹp đường làng, ngõ xóm, vừa tăng thu nhập cho các gia đình. Kinh tế của xã chủ yếu là thuần nông nên việc thu được một khoản tiền từ bán đào Tết mỗi năm giúp bà con trang trải phần nào cuộc sống, sắm sửa cái Tết đầy đủ cho gia đình. Đào phai được trồng nhiều ở các xóm: Vâng, Cha, Khú và Trúc.

Cây đào phai dễ trồng, dễ chăm sóc. Các hộ trồng đào đều có thể nhân giống tại vườn, không mất công đi xa. Trong quá trình chăm sóc, người dân tuyệt đối không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Chỉ bón thúc một lần vào đầu năm bằng phân NPK. Sau lần bón thúc, cây sinh trưởng tự nhiên và ra hoa định kỳ.

Mỗi gốc đào nhỏ có giá từ 300.000 - 400.000 đồng, gốc to, đẹp có giá từ 600.000 - 800.000 đồng. Ngoài bán gốc, các chủ vườn cũng bán cành đào với giá từ 50.000 - 200.000 đồng/cành. Thậm chí những cành đào có thế đẹp được người mua trả giá khoảng 400.000 - 600.000 đồng/ cành. Mỗi cành đào trước khi bán ra được ngâm nước từ 3 - 5 ngày để đảm bảo độ tươi, đào không bị héo. Đâu đó còn xuất hiện hình ảnh người dân chở bằng xe máy từng bó đào xuôi dốc xuống bán lẻ tại chợ huyện. Sau mỗi mùa tiêu thụ đào Tết, với những cây đã bán cành thì chủ vườn cắt tỉa, tạo dáng mới. Những cây bán cả gốc thì được gieo hạt và chăm sóc đến cuối tháng 2, đầu tháng 3 là nảy mầm thành cây con. Mỗi cây con phát triển từ 3 năm trở lên là có thể xuất bán.

Đồng chí Bùi Văn Quý, Bí thư chi bộ xóm Cha, một trong những hộ trồng đào phấn khởi cho biết: "Vườn đào nhà tôi có hơn 60 gốc đang phát triển tốt. Đầu vụ đã bán được 20 gốc, thu hơn 6 triệu đồng, còn hơn 40 gốc đang chờ tư thương đặt hàng trước. Thời tiết thuận lợi nên năm nay đào đẹp và được giá. Dự kiến Tết này tôi thu về trên dưới 24 triệu đồng tiền bán đào. Tôi để lại 1 - 2 cây đẹp để gia đình chơi Tết và tặng người thân, bạn bè nhân dịp xuân mới”.


Thanh Sơn


Các tin khác


Bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 25/4, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức bế mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức (BTC); Vũ Văn Hoài, Phó Chủ nhiệm chính trị Quân khu 3; lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh...

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024

Tối 24/4, tại Cung Văn hoá tỉnh, Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân tổ chức khai mạc Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang (LLVT) và thanh niên, sinh viên tỉnh Hòa Bình lần thứ X, năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố.

Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục